Bạn đang có ý định mở quán lẩu kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, kinh doanh quán lẩu cần bao nhiêu vốn, cần chuẩn bị những gì. Bài viết về kinh nghiệm kinh doanh quán lẩu đắt khách sau đây, Cet.aci-8a.com sẽ đề cập đến những vấn đề mà bạn cần phải lưu tâm khi muốn mở quán lẩu.
Chi phí mở quán lẩu cần bao nhiêu tiền?
Đây là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn muốn kinh doanh bất kì mặt hàng nào. Chi phí mở quán cần phải tính toán thật kỹ lưỡng, vì chỉ cần “sai một li, đi một dặm”, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng đẩy quán của bạn vào tình thế thua lỗ không kịp trở tay. Vậy chi phí mở quán lẩu gồm những gì?
Đầu tiên là khoản mặt bằng. Quán nhậu cần phải có mặt bằng khá rộng và thoáng mát, diện tích từ khoảng 30m2 trở lên và đủ kê ít nhất khoảng 10 bộ bàn ghế. Giá thuê mặt bằng ở trung tâm các thành phố lớn như Sài Gòn cho một mặt bằng khoảng 40m2 có giá khá cao, từ 7 triệu đồng/tháng trở lên. Tính cả tiền cọc nhà 2 tháng thì chi phí cần chi cho việc thuê mặt bằng vào khoảng 15 – 30 triệu. Nếu nhà của bạn rộng rãi thì nên tận dụng tầng trệt để làm quán ăn nhằm tiết kiệm khoản chi phí này.
Mở quán lẩu sẽ tốn khá nhiều chi phí. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn sẽ cần phải lưu tâm đến một số chi phí quan trọng như sau:
– Tiền sửa sang, trang trí lại quán (sơn tường, ốp gạch, xây kệ bếp…), tiền mua quạt và lắp đặt các thiết bị điện nước… vào khoảng 40 – 50 triệu.
– Tiền mua bàn ghế, dụng cụ nấu ăn, chén dĩa, các thiết bị nấu nướng khoảng 25 – 35 triệu.
– Tiền làm thực đơn, bảng hiệu khoảng 5 triệu.
– Tiền mua nguyên liệu đầu vào khoảng 3 – 4 triệu/ngày.
– Một khoản sự trù vào các khoản phát sinh khi quán đang hoạt động.
Như vậy, tùy vào quy mô và địa điểm mở quán mà số tiền mở quán sẽ tốn ít nhất 70 triệu đồng, ở tỉnh và thành phố lớn có thể tốn hơn 100 triệu đồng.
Kinh doanh quán lẩu cần chuẩn bị những gì?
Lựa chọn quy mô, địa điểm và đối tượng khách hàng phù hợp
Tùy vào điều kiện của mình mà bạn có thể mở một quán lẩu nhỏ bình dân hoặc quán lớn. Tuy nhiên, khi tìm địa điểm mở quán ăn, bạn nên hướng đến những khu vực có nhiều người và nhu cầu ăn uống bên ngoài cao. Thuận lợi nhất là những nơi như mặt tiền đường phố, khu dân cư đông đúc, các con phố nhiều người qua lại… vì sẽ dễ thu hút nhiều khách hàng hơn.
Quan trọng không kém là xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mà quán lẩu hướng đến là đối tượng nào? Học sinh sinh viên, công nhân hay nhân viên văn phòng? Vì mỗi đối tượng ăn lẩu sẽ có điều kiện tài chính và nhu cầu ăn uống khác nhau. Vì vậy trước khi mở quán lẩu, bạn nên nghiên cứu kĩ lưỡng thói quen ăn uống của các đối tượng khách hàng để lên menu và tính giá cho phù hợp.
Lên menu hấp dẫn cho quán lẩu
Để lên được menu, bạn dựa vào sở thích, xu hướng ăn uống của nhóm đối tượng mục tiêu của quán. Nếu có điều kiện, bạn có thể xây dựng menu đa dạng các món lẩu như: lẩu dê, lẩu bò, lẩu hải sản… để thực khách có thêm nhiều lựa chọn khi vào quán. Hiện nay, có khá nhiều loại lẩu mới du nhập vào và thu hút đông đảo thực khách như: lẩu sườn sụn, lẩu ếch, các loại lẩu Thái, Hàn, Nhật, lẩu cháo, lẩu bò nhúng giấm…
Menu nướng cũng khá đa dạng như các loại thịt nướng, sườn nướng, hải sản, rau củ… Quan trọng nhất là trong thực đơn quán của bạn phải có một món lẩu thật nổi bật, món này phải thật ngon và khác biệt so với các quán khác để thu hút khách hàng. Đừng quên những món ăn kèm nhưng không kém phần như: các món xào, rau luộc, chiên… để khách ăn kèm, góp phần tăng doanh thu.
Đảm bảo chất lượng món lẩu
Bất cứ ai khi đi ăn lẩu cũng đều mong muốn được thưởng thức nồi lẩu ngon, xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra. Đây cũng là yếu tố hàng đầu quyết định khách hàng có muốn quay lại quán ăn của bạn vào lần sau hay không. Không ít quán lẩu nhanh chóng mất khách vì chất lượng món lẩu không đáp ứng được yêu cầu của đa số khách hàng.
Để có món lẩu chất lượng, tay nghề của người đầu bếp đóng vai trò quyết định. Đầu bếp phải có kỹ năng nấu lẩu ngon, nắm vững các quy trình chế biến từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, tẩm ướp, nêm nếm gia vị, nấu nướng và trang trí món ăn, bí quyết bảo quản thực phẩm tươi lâu, bí quyết pha nước chấm lẩu ngon, đặc sắc…
Đầu tư một khóa học nấu ăn để biết bí quyết nấu ăn ngon là kinh nghiệm
kinh doanh quán nhậu hiệu quả. (Ảnh Internet)
Nếu chưa tự tin với bí quyết nấu lẩu đang có, đừng ngại đầu tư vào một khóa học nấu ăn kinh doanh. Bạn có thể tham khảo các lớp chuyên đề lẩu, lớp học yêu cầu món lẩu, học nấu ăn theo món tại các trung tâm dạy nghề nấu ăn uy tín để biết được bí quyết nấu lẩu khác biệt. Chỉ cần biết cách nấu lẩu ngon, quán ăn của bạn sẽ đảm bảo không thua lỗ được.
Lựa chọn đồ uống an toàn, đa dạng
Bên cạnh một thực đơn ngon và hấp dẫn, đồ uống cũng rất quan trọng đối với các quán ăn, quán nhậu. Ít nhất nên có bia và nước ngọt. Nên chọn các thương hiệu bia và nước ngọt được nhiều người ưa chuộng, phù hợp với thói quen và sở thích của những người ở khu vực mở quán. Không nên lấy đồ uống quá nhiều dẫn đến ứ đọng, nên có hợp đồng với các công ty cung cấp rượu, bia, nước giải khát và bán hàng cho công ty để lấy phần trăm hoa hồng. Bằng phương thức kinh doanh này, bạn vừa tiết kiệm được một phần tiền vốn đầu tư, vừa tránh được nguy cơ hàng lấy về nhưng không tiêu thụ hết.
Không gian quán lẩu và thái độ phục vụ
Dù mở quán lẩu bình dân hay sang trọng, bạn cũng nên đảm bảo một không gian quán thoáng mát, sạch sẽ để đem đến cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất bằng cách trang bị đầy đủ hệ thống đèn điện, quạt mát, bàn ghế, khăn giấy sạch sẽ, menu đầy đủ… Tại quán ăn nên có chỗ gửi xe, có nhân viên trông xe và nên ở trong khu vực an ninh một chút.
Lưu ý khi tuyển nhân viên phục vụ như: tạp vụ, thu ngân, phục vụ, giữ xe… phải training cho nhân viên trước khi mở quán, đảm bảo quán để lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng thông qua thái độ phục vụ niềm nở, thân thiện, nhanh chóng tiếp đón. Thái độ phục vụ cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của một quán ăn.
Không gian quán ăn thoáng mát, sạch sẽ dễ gây ấn tượng với khách hàng.
(Ảnh: Internet)
Truyền thông, quảng cáo hiệu quả
Muốn cho quán lẩu của mình được nhiều người biết đến, bạn nên tận dụng những công cụ truyền thông cả truyền thống và hiện đại như: mạng xã hội, website, tờ rơi… để nhiều khách hàng biết đến. Thường xuyên cập nhật những thông tin của quán để gây sự tò mò cho khách hàng. Đồng thời, một chương trình giảm giá cho khách hàng trong tháng đầu tiên mở quán cũng là một cách PR cho quán lẩu khá hiệu quả.
Cet.aci-8a.com hy vọng những kinh nghiệm mở quán lẩu hữu ích trên đây đã giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu quá trình kinh doanh của mình. Mô hình kinh doanh ẩm thực là một con đường đầy tiềm năng nhưng cũng lắm gian nan, hãy chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch của mình để tránh nguy cơ thua lỗ. Chúc bạn thành công.
Ý kiến của bạn