Multimedia là một trong những ngành “hot”, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trước nhu cầu cấp thiết của thị trường, ngành Truyền thông Đa phương tiện được đưa vào chương trình đào tạo của CET – nơi xây dựng nền tảng giáo dục vững chắc cho các bạn trẻ đam mê, yêu thích lĩnh vực truyền thông số hiện nay.
Truyền thông Đa phương tiện – ngành học yêu thích của giới trẻ
Hiểu đơn giản, Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí…
Trong xã hội hiện đại, Multimedia đáp ứng các nhu cầu nghe, nhìn, cảm nhận, tương tác của con người, nhất là với người trẻ – thế hệ nhạy bén với khoa học và công nghệ tạo ra xu hướng đa phương tiện mới.
Ngày nay, các chiến dịch marketing, quảng bá thương hiệu, truyền tải thông điệp… không chỉ dừng lại ở khuôn khổ ngôn từ; mà thông qua hình ảnh, âm thanh cùng nhiều hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này thúc đẩy Multimedia trở thành một trong những ngành học được yêu thích và là lựa chọn hấp dẫn của giới trẻ.
Học Truyền thông Đa phương tiện và những trải nghiệm mới tại CET
Truyền thông Đa phương tiện được xem là mảnh ghép quan trọng trong thời kỳ công nghệ số. Đặc thù của ngành đòi hỏi người học phải trải nghiệm thật nhiều để vận dụng kiến thức vào công việc.
Chương trình đào tạo mang đến trải nghiệm mới mẻ cho sinh viên
Bên cạnh ưu thế về chất lượng, chương trình đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện tại CET còn chú trọng cho người học tiếp cận thực tế trong quá trình học. Sinh viên phải tự hoàn thiện bản thân trước những thử thách của ngành, dần tiến gần với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Trải qua quá trình rèn luyện, xây dựng kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện được trang bị kiến thức nền tảng vững mạnh, mang lại nhiều trải nghiệm học tập bổ ích và kỹ năng linh hoạt trong việc thiết kế các sản phẩm 2D, 3D, chụp ảnh, quay dựng, thiết kế poster, kỹ thuật xử lý âm thanh, hình ảnh…
Vì thế, ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải xác định được mình thích gì, để có sự định hướng rõ ràng, đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc.
Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên Truyền thông Đa phương tiện sẽ được tham gia nhiều sự kiện, hoạt động ngoại khóa; nhằm trau dồi và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phản biện và đặc biệt là gia tăng tinh thần đoàn kết, mở rộng kết nối để sinh viên CET cùng nhau tỏa sáng.
Dạy học tương tác: xu hướng giáo dục hiện đại tại CET
Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống, người dạy đứng ở bục giảng và đóng vai trò trung tâm, kiểm soát mọi hoạt động. Tại môi trường học tập ở CET, trong mỗi lớp học, giảng viên sẽ là người bạn đồng hành, trợ giúp và hướng dẫn.
Sự tương tác trong quá trình giảng dạy giúp cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, tạo cảm giác thích thú cho người học. Từ đó, dần hình thành tinh thần tự giác và chủ động lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Có thể thấy, việc giảng dạy hay học tập đều cần sự đóng góp từ nhiều yếu tố mới có thể thành công. Giáo trình hay, cơ sở vật chất tốt, giảng viên nhiều kinh nghiệm… thôi chưa đủ, mà nhân tố quyết định đó là sự tương tác giữa người dạy và người học, giúp cho việc học mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Cơ sở vật chất hiện đại, phòng thực hành đặc trưng ngành Multimedia
Phòng thực hành “xịn sò” được trang bị đặc trưng theo ngành Multimedia là nơi giảng dạy, học tập, ứng dụng của giảng viên và sinh viên CET.
Bên trong studio được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại với hệ thống ánh sáng, camera, thiết bị hậu kỳ; giúp sinh viên làm quen với những công cụ và sản phẩm dùng trong ngành như: kỹ thuật quay camera, chụp ảnh; quay Talkshow; tổ chức sản xuất chương trình truyền hình… đáp ứng cho sinh viên đầy đủ điều kiện cần thiết để thực hành, bám sát trải nghiệm thực tế.
Ngoài giờ học, nhà trường hỗ trợ sinh viên trải nghiệm phòng thực hành; như vậy khi đi làm, sinh viên sẽ không lúng túng khi sử dụng các công cụ hỗ trợ, tự tin hoàn thành tốt công việc của mình.
Bên cạnh đó, về cơ sở vật chất, sinh viên Truyền thông Đa phương tiện được trang bị phòng thực hành với máy tính hiện đại, cấu hình mạnh mẽ; phục vụ tối đa cho các bạn thỏa sức sáng tạo thông qua các môn học như: Thiết kế ngoại vi đồ họa, Chế bản sách báo, Tổ chức sản xuất (kỹ thuật in), Công nghệ Multimedia…
Ngành học mới – tạo ra cơ hội nghề nghiệp toàn cầu
Trên thực tế, số lượng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… trong lĩnh vực truyền thông đang phát triển không ngừng; thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhân lực Truyền thông Đa phương tiện ngày càng tăng cao.
Sau khi hoàn thành chương trình học Multimedia tại CET, sinh viên có nhiều lựa chọn phát triển nghề nghiệp từ chuyên viên truyền thông (tư vấn chiến lược PR, xây dựng thương hiệu…), chuyên viên thiết kế, biên tập viên (xây dựng kịch bản chương trình, ấn phẩm báo chí, chế bản sách…), đến sản xuất nội dung giải trí (chụp ảnh, quay hình, dựng phim, họa sĩ diễn hoạt, người sáng tạo game…).
Người làm Truyền thông Đa phương tiện có cơ hội làm việc ở các cơ quan, tổ chức với mức thu nhập hấp dẫn:
- Nhóm sản xuất nội dung, thông tin truyền thông và sở hữu phương tiện truyền thông: cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản…
- Nhóm doanh nghiệp: bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào có sản phẩm kinh doanh trên thị trường.
- Nhóm công ty cung cấp dịch vụ truyền thông (agency): tổ chức sản xuất (hình ảnh, video, chương trình truyền hình…), tổ chức sự kiện, tư vấn và hỗ trợ chiến lược truyền thông…
Ngoài ra, ở lĩnh vực Multimedia bạn có thể lựa chọn làm việc tự do (freelancer) hoặc nâng cao thu nhập bằng việc thực hiện các dự án riêng khi có đủ năng lực.
Mức lương ngành Truyền thông Đa phương tiện ở Việt Nam
Tương đồng với sức nóng của ngành Truyền thông Đa phương tiện hiện nay. Tại Việt Nam mức lương các doanh nghiệp trả cho người lao động khá cao so với mức trung bình.
Cụ thể, đối với sinh viên mới ra trường có mức lương từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Sau đó, tùy vào năng lực và 1 – 2 năm kinh nghiệm, người làm Multimedia, có thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Để sớm đạt được mức lương cao hơn mặt bằng chung, bạn cần là một người làm nghề giỏi, giàu sức sáng tạo, cũng như thành thạo nhiều kỹ năng chuyên ngành.
Đồng thời, bạn có thể thực hiện các dự án cá nhân với đối tác nước ngoài, công việc này mang lại mức thù lao “rủng rỉnh” từ 100 – 200 USD/dự án, tùy thuộc vào năng lực của bạn.
Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập và kinh nghiệm cho bản thân, các bạn sinh viên ngành Multimedia có thể làm cộng tác viên viết bài cho báo hoặc trang thông tin điện tử, làm nội dung cho thương hiệu, thiết kế ấn phẩm truyền thông (ảnh, background, standee…), chụp hình và quay phim (cho cá nhân, sự kiện…); với mức thu nhập từ hơn 2 triệu đồng/tháng.
05 tố chất phù hợp với ngành Truyền thông Đa phương tiện
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, hứa hẹn sẽ mang đến cho sinh viên; ngành Multimedia cũng đòi hỏi người học những yêu cầu không hề nhỏ. Bạn cần có những tố chất sau đây để xác định được khả năng của mình có phù hợp với ngành nghề này hay không?
- Tư duy nhạy bén, bắt kịp xu hướng.
- Năng khiếu về thẩm mỹ, mỹ thuật.
- Yêu thích xây dựng và biên tập nội dung.
- Khả năng sáng tạo không ngừng với ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh…
- Chăm chỉ, nhẫn nại và không ngừng học hỏi để xây dựng nền tảng kiến thức xã hội phong phú.
Nếu có những yếu tố nói trên, bạn hãy tự tin theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện. Tuy nhiên, để trở thành một người làm nghề giỏi, bạn phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn của một người làm Multimedia cần phải có, với môi trường học tập và ứng dụng đa dạng, CET mong muốn các bạn trẻ có thể thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, làm giàu trải nghiệm của bản thân và tìm thấy hướng đi đúng đắn cho tương lai.
Ý kiến của bạn