Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Công việc quản lý nhà hàng là gì? Bảng nhiệm vụ chi tiết

Học Quản lý Nhà hàng là một vị trí không thể thiếu và có những đóng góp to lớn trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Trong bài viết này, hãy cùng Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu về chi tiết công việc và nhiệm vụ của vị trí Quản lý nhà hàng nhé!


Những năm gần đây, quản lý nhà hàng và dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ chọn lựa vì mang đến cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Trong đó, Quản trị Nhà hàng là vị trí mà bất kỳ ai cũng đam mê và mong muốn đạt được.

Công việc và nhiệm vụ của Quản lý nhà hàng

Quản lý nhân sự

Những người quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm về tổ chức, sắp xếp lịch làm việc của nhân sự và giám sát tiến trình công việc mà nhân sự phụ trách. Thực hiện chấm công và đánh giá định kỳ kết quả làm việc của nhân viên trong các bộ phận. Luôn luôn giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ nội quy nhà hàng và tạo động lực cho nhân viên cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt nhất. Tổ chức các buổi đánh giá định kỳ nhằm ngân cao hiệu suất công việc và mở rộng lộ trình phát triển cho nhân viên.

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là vị trí đảm nhân vai trò to lớn trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng – khách sạn (Ảnh: Internet)

Quản lý tài chính

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận cũng là mục tiêu quan trọng mà tổ chức muốn hướng tới. Và kinh doanh nhà hàng cũng vậy, để duy trì hoạt động của nhà hàng và mang đến cho khách hàng sự hài lòng tối đa, bắt buộc nhà hàng phải thu được lợi nhuận. Và người Quản lý nhà hàng chính là người giữ một vai trò quan trọng giúp nhà hàng đạt được mục tiêu đó. Họ phải làm những công việc như:

  • Xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh cho nhà hàng.
  • Nắm rõ và cân đối giữa doanh thu và chi phí để tạo ra lợi nhuận.
  • Triển khai các hoạt động thu hút nhằm giữ chân thực khách.
  • Đề ra các giải pháp tiết kiệm kinh phí nhằm thúc đẩy doanh số nhà hàng.

Giám sát, điều phối công việc

Quản lý nhà hàng có nhiệm vụ quan sát, điều phối mọi công việc trong quá trình hoạt động để chắc chắn công việc luôn diễn ra trôi chảy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách, để chỉnh sửa và xây dựng các hoạt động nhằm tạo ấn tượng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Xử lý các vấn đề phát sinh và trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách.

Quản trị chất lượng phục vụ

Là một Quản lý nhà hàng, bạn phải giám sát và nhắc nhở cung cách phục vụ của nhân viên sao cho đúng với quy trình của nhà hàng. Hơn nữa, bạn phải thường xuyên tiếp xúc với thực khách, lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về thực đơn của nhà hàng.

Không chỉ vậy, Quản lý Nhà hàng còn phải nắm được các trào lưu và xu hướng ẩm thực trong xã hội. Để từ đó, phối hợp với Bếp trưởng xây dựng và cập nhật thực đơn tốt nhất nhằm giúp cho nhà hàng chinh phục thực khách bằng chất lượng ẩm thực độc đáo.

Công việc và trách nhiệm

Quản lý nhà hàng phối hợp với Bếp trưởng để xây dựng và cập nhật thực đơn tốt nhất cho khách hàng (Ảnh: Internet)

Tổng kết

Công việc và trách nhiệm của một Quản lý nhà hàng không hề đơn giản đúng không nào? Vì thế, tùy theo tính chất, quy mô của từng nhà hàng mà mức lương cho vị trí này dao động từ 13 – 17 triệu đồng chưa kể phụ cấp. Tuy nhiên, để trở thành một Quản lý Nhà hàng bạn cần phải có những tố chất như: Kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức quản lý bạn cần tham gia khóa học QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN chuyên nghiệp tại CET để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ mình thêm nhé.

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn