Rất nhiều người hiện nay vẫn có suy nghĩ học Trung cấp nghề khó tìm việc, thu nhập không ổn định, học xong chỉ làm công nhân, không thể thăng tiến, xã hội không coi trọng, thậm chí tiêu cực hơn là rớt đại học mới vào trường nghề… Vậy những quan điểm trên có chính xác?
Trung cấp nghề là bậc học quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong định hướng nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều băn khoăn về lợi thế cũng như ưu điểm của bậc học này khiến nhiều bạn trẻ còn e dè và chưa dám mạnh dạn theo đuổi nghề nghiệp mơ ước. Nếu bạn cũng đang phân vân, đừng bỏ qua bài viết này, bởi bài viết này dành cho bạn.
“Chuột chạy cùng sào mới vào… trường nghề”?
Chọn một ngành học yêu thích, đúng với năng lực, phù hợp tính cách là điều tối quan trọng của bất kỳ bạn trẻ nào nếu muốn phát triển sự nghiệp. Theo đó, không chỉ được các chuyên gia giáo dục khuyến khích và đánh giá cao mà thực tế việc học tại các trường Trung cấp nghề đang thể hiện những lợi thế nổi bật hơn so với các bậc học khác. Vì lẽ đó, ngày càng có nhiều bạn trẻ chủ động tìm hiểu và chọn học nghề ngay từ tuổi 15 hoặc sau tốt nghiệp cấp 3.
Nhiều bạn trẻ học nghề để được theo đuổi đam mê, hoài bão.
Điều này cho thấy rằng, việc lựa chọn học nghề hay học Đại học không còn quá quan trọng. Quan niệm “Chuột chạy cùng sào mới vào… trường nghề” hoàn toàn không chính xác. Nếu các bạn tìm được những mảnh ghép phù hợp sở thích, đam mê, năng khiếu và cả tính cách, quan điểm sống của bản thân thì bạn luôn luôn thàng công cho dù là học ở đâu, hệ nào.
Nắm trong tay bằng Trung cấp nghề xin việc “khó hơn lên trời”?
Lầm tưởng thứ hai mà có thể nhiều người đang nghĩ đó là về vấn đề xin việc sau khi tốt nghiệp Trung cấp nghề. Thực chất, học nghề hay học Đại học thì cơ hội có việc làm ổn định là như nhau. Thậm chí, ngay cả khi có tấm bằng Đại học, Cao đẳng trong tay, bạn cũng chưa chắc tránh được nguy cơ phải làm việc trái ngành, không đúng với sở thích, dẫn đến nguy cơ bỏ dở sau 1-2 năm làm việc rất mất thời gian và tiền bạc.
Theo bản tin Thị trường lao động việc làm quý 2/2017 do Bộ LĐ-TB&XH công bố, lao động có trình độ Đại học trở lên vẫn tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp, với số lượng hơn 183.000 cử nhân. Trong khi đó, con số sinh viên từ các trường nghề lại có tỷ lệ thất nghiệp lại thấp hơn tới 5 lần so với sinh viên đại học.
Học trường nghề dễ xin việc làm sau khi ra trường.
Ở các ngành phát triển mạnh như Nhà hàng – Khách sạn, Du lịch, Ẩm thực – Dịch vụ, Chăm sóc sắc đẹp, Spa thẩm mỹ, đặc thù cần nhóm nhân lực vừa am hiểu kiến thức chuyên môn, vừa có tay nghề vững. Bằng cấp của các ngành này được nhà tuyển dụng đặc biệt ưu tiên và đánh giá cao, trong đó tốt nghiệp từ hệ trung cấp nghề là một lợi thế lớn.
Vì vậy, học Trung cấp nghề mở ra cơ hội việc làm lớn, đa dạng và đầy tiềm năng chứ không như nhiều người vẫn thường nghĩ.
Lương thấp, chế độ phúc lợi “bấp bênh”, cuộc sống không ổn định?
Hiện nay, tùy vào năng lực, tay nghề, người học hoàn toàn có thể “deal” mức lương của mình lên cao. Đặc biệt, nếu có thêm các kỹ năng mềm như: giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống và tiếng Anh giao tiếp, sẽ là lợi thế giúp bạn có được mức lương như mong muốn và sớm ổn định cuộc sống, phụ giúp tài chính cho gia đình.
Bên cạnh đó, các chế độ phúc lợi đi kèm như ngày nghỉ phép; thưởng lễ tết, kinh doanh; đãi ngộ;… vẫn đảm bảo theo chế độ Nhà nước quy định. Người lao động sau 1-2 năm kinh nghiệm, có nỗ lực được xét duyệt tăng lương, tăng thêm cấp bậc như nhóm trưởng, tổ trưởng, giám sát, quản lý,…
Có thêm kỹ năng xử lý tình huống… sinh viên có thêm lợi thế khi làm việc và thăng tiến.
Học Trung cấp nghề không thể lên Quản lý?
Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc làm thợ hay làm chủ luôn nằm ở bản thân mỗi người. Và đối với bất kỳ ngành học nào cũng thế, nếu người học không có sự chủ động, nỗ lực hay trau dồi tay nghề đáp ứng được công việc của nhà tuyển dụng đề ra thì việc thăng tiến lên cấp Quản lý luôn là điều xa vời. Bằng chứng là có rất nhiều ông chủ đạt đến thành công là những người đã học qua hệ đào tạo nghề ở mọi ngành nghề như dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ,…
Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm ứng viên đã qua đào tạo bài bản, đáp ứng được ngay công việc, có khả năng đảm nhiệm các vị trí Quản lý là người trong nước thay vì phải tuyển nhân sự nước ngoài. Theo đó, mức lương cho các vị trí cấp cao này như: Giám đốc Buồng, Giám đốc Tiền sảnh,… giữ vai trò chiến lược dao động từ 10-18 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm (mức lương tham khảo tại những khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao) và có thể đạt tới 2000 USD/tháng trở lên tùy theo quy mô khách sạn.
Xã hội không mấy thiện cảm với Trung cấp nghề?
Cuối cùng, xã hội đã không còn quá chú trọng vào vấn đề bằng cấp và học vị. Bởi ngày càng nhiều người nhận ra để có một tương lai xán lạn và cuộc sống ổn định như mong đợi thì vấn đề không nằm ở việc học đại học hay không, mà cần dựa vào năng lực và sự tích lũy.
Chính vì lẽ đó, dù học trung cấp nghề hay học đại học, chỉ cần bạn chắc chắn rằng con đường mình đang đi là phù hợp nhất thì “Mọi con đường đều dẫn tới thành Roma.”
Chọn cho mình hướng đi phù hợp là cách tốt nhất để bạn đạt đến thành công.
Để lựa chọn cho mình một trong hai ngành học yêu thích: Kỹ thuật chế biến món ăn và Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism – một thành viên của Hướng Nghiệp Á Âu) đúng với đam mê và năng lực, bạn đừng ngần ngại để lại liên hệ ở bên dưới. Hoặc bạn có thể gọi tới Tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6552 để được tìm hiểu chi tiết hơn.
Ý kiến của bạn