Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Tagline là gì? Làm thế nào để có một tagline ấn tượng

Mặc dù là câu nói thường thấy ở mỗi mẫu quảng cáo, thế nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ Tagline là gì? thường xuyên bị nhầm lẫn với Slogan. Thật ra, Tagline là thuật ngữ trong ngành Marketing để chỉ một câu nói ngắn gọn được gắn liền với thương hiệu. Trong bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều này nhé.

Tagline là gì?

Tagline là thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực marketing, giúp định vị sản phẩm và triết lý của công ty khi kinh doanh. Đặc biệt, bạn sẽ thấy chúng thường xuất hiện ở các mẫu quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hoặc các chiến dịch nơi doanh nghiệp tham gia. Chẳng hạn như, Nike có “Just do it”, Canon có “Delighting You Always” hay Oppo cũng có “Camera phone”. Và dĩ nhiên, câu nói cuối cùng trong các mẫu quảng cáo này là luôn tạo ấn tượng, khiến người dùng luôn nhớ tới nhãn hàng.

Tagline - câu nói cuối cùng trong mẩu quảng cáo

Tagline – cú “hit” cho một thương hiệu và nguồn gốc câu Tagline đầu tiên

Quay ngược về lịch sử hình thành, Tom Bodett chính là cha đẻ của câu Tagline đầu tiên. Khi ông đang ghi âm một đoạn quảng cáo qua radio cho Motel 6 thì phát hiện ra kịch bản của mình còn thiếu một vài giây. Vì vậy khi kết thúc mẫu quảng cáo, Tom đã ngẫu hứng thêm một vài từ. Bất ngờ rằng, câu nói đó đã trở thành 1 cú “hit” với khách hàng. Đến nay, sau 30 năm nhưng quảng cáo Motel 6 của ông vẫn nổi tiếng và kết thúc với Tagline: “We’ll leave the light on for you” (Chúng tôi luôn chờ đợi bạn).

Sự khác nhau giữa tagline và slogan

Để biết được sự khác biệt giữa Tagline và Slogan, bạn cần phải biết Slogan là gì? Slogan là một đoạn văn ngắn thường diễn tả một lời hứa, giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm. Slogan mang tính mô tả và thuyết phục, có thể chứa đựng và truyền tải cả chiến lược của công ty, thương hiệu.

Slogan là công cụ hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu, nó có thể giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào. Ví dụ như, để giúp bạn tìm ra câu trả lời vì sao bạn chọn Motel 6? Thì câu Slogan “Giá thấp nhất trong cả nước” chính là lý do và là chiến lược của cả thương hiệu. Do vậy, đừng nhầm tưởng “We’ll leave the light on for you” là Slogan của Motel 6 nhé!

Tuy vậy, không vì thế mà Tagline trở nên vô nghĩa, mà trái lại nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một thương hiệu nào. Tagline thực chất là một câu nói ngắn gọn để làm rõ nghĩa được thiết kế theo mô hình gây ấn tượng mạnh về sản phẩm cho người dùng.

Ý tưởng đằng sau khái niệm này là để tạo ra những chuỗi hiệu ứng gây ấn tượng, tổng hợp giai điệu về âm thanh và hình ảnh của sản phẩm. Tagline dùng để củng cố và tăng cường trí nhớ của người tiêu dùng về sản phẩm được tiếp thị đó. Bên cạnh tiêu đề quảng cáo poster, bìa CD hoặc DVD video, âm nhạc, Tagline thường được sử dụng trong quảng bá hình ảnh một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim điện ảnh.

Tagline hay Slogan

Tagline hay Slogan. (Ảnh Internet)

Theo các chuyên gia, một số Tagline đã rất thành công khi tạo nên luồng văn hóa phổ biến mới trong việc sử dụng sản phẩm và từ đó nó có thể được đề cập vào bất cứ cuộc trò chuyện nào để nhắc về một sản phẩm lâu dài mà người tiêu dùng gắn bó.

Giờ đây, có thể thấy, Tagline luôn có sức ảnh hưởng hấp dẫn và không thể thiếu trong việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ.

Làm thế nào để có một Tagline ấn tượng?

Để là một tagline thật ấn tượng, câu nói đó cần có các yếu tố bao gồm:

– Ngắn gọn: Hãy thử nghĩ nó như một nhãn dán cho người xem mô tả nhanh về các thành phần có chất lượng hơn là cuốn sách “dài miên man” để chỉ ra chi tiết toàn bộ câu chuyện.

– Sáng tạo: Tránh những lời tuyên bố nhạt nhẽo, mơ hồ và vô nghĩa. Sử dụng các động từ đưa khán giả tới lĩnh vực đang nói tới.

– Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu: Bạn hãy đưa ra một giải pháp cho vấn đề đó, mọi người sẽ bắt đầu sáng tạo ra lý do mà khách hàng tận dụng những gì đang quảng cáo.

– Thân thiện: Tập trung xây dựng mối liên hệ lâu dài với người xem bằng sự thân thiện và chân thành.

– Sinh động: Trang trí những mô tả cho có thông điệp và ý nghĩa sâu sắc hơn. Nhưng đừng dùng từ quá “cao siêu” hay khó hiểu mà cả những người học vấn cao cũng không thể sử dụng trong các bài viết học thuật.

Đôi khi trong trường hợp đặc biệt cũng có những câu nói hay nằm ngoài những yếu tố trên. Những Tagline ngắn thường được các công ty quảng cáo và khách hàng thích hơn, nhưng sẽ khá khó sử dụng 5 cách sau để khách hàng dễ dàng ghi nhớ đó là: gieo vần, lặp âm, lặp từ, đảo ngữ và câu đa nghĩa. Do vậy, câu Tagline quảng bá không nhất thiết phải ngắn khi đảm bảo được các yếu tố này.

Những câu Tagline hay của những thương hiệu nổi tiếng

– “Giải pháp mới là quan trọng”

– “Chúng tôi thấu hiểu”

– “Thư giãn nào, chúng tôi là FedEx đó”

–  “Đi xa hơn nữa”

– “Đi tìm con đường mới”

– “Hãy đi khắp nơi nào”

– “Khởi đầu của những điều đặc biệt”

– “Đi để trở về”

– “Đi rồi sẽ đến”

Để biết thêm về những kiến thức bổ ích và thú vị hơn nữa, bạn đừng quên theo dõi trang Cet.aci-8a.com mỗi ngày nhé.

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn