Bạn đã từng nghe nói đến lĩnh vực F&B? Nhưng bạn không hiểu F&B là gì? Cũng như bạn mong muốn biết rõ về các vị trí chức vụ trong ngành ? Vậy thì, hãy cùng Cet.aci-8a.com tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!
F&B là gì?
F&B là viết tắt của cụm từ Food and Beverage Department là bộ phận nhà hàng mang đến nguồn doanh thu chủ yếu cho các khách sạn, resort chỉ sau bộ phận Buồng phòng. F&B chueyen cung cấp đồ uống, thức ăn cho thực khách. Bộ phận này không chỉ đóng góp doanh thu mà còn tại nên thương hiệu cho khách sạn, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn.
Bộ phận F&B có nhiệm vụ chính là tổ chức các hoạt động kinh doanh ăn uống gồm: Chế biến, lưu thông; phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn; cung cấp các dịch vụ bổ sung như buffet, tiệc theo yêu cầu của khách hàng. Tùy từng quy mô của khách sạn mà bộ phận F&B có cơ cấu tổ chức khác nhau.
F&B là bộ phận cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách (Ảnh: Internet)
Các chức vụ trong ngành F&B
Giám đốc bộ phận F&B
Vị trí này có trách nhiệm rất lớn khi vừa phải đảm bảo được lợi nhuận cho khách sạn vừa phải có những chiến lược kinh doanh làm hài lòng thực khách. Công việc chủ yếu của Giám đốc F&B là xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
Giám đốc nhà hàng
Giám đốc nhà hàng là người đặt ra các tiêu chuẩn về tác phong, quy trình phục vụ và chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Ngoài ra, vị trí này còn phải chịu trách nhiệm trong hoạt động của các khu vực như quầy phục vụ, phòng chờ, phòng tiệc riêng. Tại một số doanh nghiệp, Giám đốc nhà hàng còn lên lịch làm việc, lịch nhỉ để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên và hoạt động của khu vực phục vụ.
Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn
Trưởng nhóm đặt bàn có nhiệm vụ tiếp nhận, ghi chép các thông tin yêu cầu đặt bàn trước của khách hàng, bao gồm: Số lượng khách, món ăn, số bàn, những yêu cầu đặc biệt khác… để có thể điều phối nhân viên sắp xếp và phục vụ khách tốt nhất.
Trưởng nhóm phục vụ
Trưởng nhóm phục vụ có nhiệm vụ quản lý các nhân viên phục vụ, quan sát phòng ăn và chỉ dẫn các công việc cho nhân viên. Trưởng nhóm phục vụ cũng tham gia hỗ trợ ghi nhận yêu cầu gọi món của khách vào giờ cao điểm. Ngoài ra, vị trí này phải phân công lịch trực, đề xuất khen thưởng…
Nhân viên trực bàn
Nhân viên trực bàn là người trực tiếp phục vụ khi khách sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng. Ngoài ra, họ phải phối hợp với các bộ phận khác như pha chế hay bếp để đáp ứng các yêu cầu phát sinh và đảm bảo phục vụ khách một cách tốt nhất.
Nhân viên trực bàn trong lĩnh vực F&B (Ảnh: Internet)
Nhân viên phục vụ rượu
Đối với nhân viên phục vụ rượu, cần phải có kiến thức sâu rộng về các loại đồ uống, am hiểu loại đồ uống nào phù hợp với thức ăn nào để đưa ra gợi ý cho khách hàng. Vị trí này cũng rất quan trọng khi giúp nhà hàng có doanh thu nhiều hơn nếu như kỹ năng bán hàng cao.
Nhân viên pha chế rượu
Nhân viên pha chế là người trực tiếp pha chế và cung cấp các sản phẩm thức uống theo yêu cầu của khách như các loại rượu, bia, cocktail, cà phê, sinh tố, nước ép… Ngoài yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì vị trí này còn đòi hỏi ngoại hình khá và giao tiếp tốt.
Nhân viên trực sảnh (Lễ tân)
Đây là bộ phận đầu tiên và cuối cùng tiếp xúc với khách hàng. Đối với khách sạn lớn thì vị trí Lễ tân có trách nhiệm phục vụ cà phê sáng, trà chiều, rượu trước và sau các bữa ăn cho khách… Ngoài ra, nhân viên trực sảnh còn có trách nhiệm duy trì sự sạch sẽ, gọn gàng ở đại sảnh trong suốt cả ngày.
Nhân viên pha chế rượu (Ảnh: Internet)
Ngoài những vị trí trên, thì bộ phận F&B còn có các vị trí như: Nhóm phó, nhân viên phục vụ tiệc, nhân viên phục vụ buffet…
Tổng kết
Trên đây là một số vị trí chủ chốt trong bộ phận F&B tại các khách sạn. Tuy nhiên, tùy vào quy mô, đặc thù của mỗi đơn vị mà các chức vụ này sẽ có tên gọi và công việc cụ thể khác nhau.
Ý kiến của bạn