Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ

Nếu như ở số trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hội An thì đến số này, chúng ta lại đi về phía nam, tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ. Nơi được xem là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nguồn sản vật vô cùng phong phú.


Có lẽ chính đặc điểm là nơi có nguồn sản vật vô cùng phong phú mà miền Tây Nam Bộ từ lâu đã hình thành nên một nền ẩm thực với những món ăn độc đáo, được nhiều du khách trong nước và quốc tế yêu thích.

Nguyên liệu chế biến món ăn độc đáo, công thức chế biến đơn giản nhưng làm nổi bật hương vị món ăn… những yếu tố này kết hợp cùng những đặc trưng lễ hội đã tạo nên một nét đẹp riêng, hấp dẫn lòng người cho vùng đất này. Để hiểu hơn về văn hóa lễ hội, ẩm thực và con người miền Tây Nam Bộ, mời bạn cùng Cet.aci-8a.com tiếp tục đọc bài viết dưới đây nhé!

buôn bán trên sông nước

Hình ảnh buôn bán trên sông nước quen thuộc của người dân
miền Tây Nam Bộ (Ảnh: Internet)

Lễ hội mang đậm chất sông nước, dân dã

Khám phá các đặc trưng lễ hội của miền Tây Nam Bộ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra một điểm chung, đó là các lễ hội nơi đây được tổ chức gắn liền với các đặc điểm tự nhiên của vùng, đậm chất sông nước, đơn giản nhưng không kém phần thành kính.

Nếu bạn là một du khách, du lịch đến miền Tây Nam Bộ thì có thể đưa việc khám phá các lễ hội ở nơi đây trở thành một phần trong hành trình vui chơi. Chắc chắn, các bạn sẽ có những cái nhìn, những trải nghiệm vô cùng thú vị về văn hóa và con người miền Tây Nam Bộ. Sau đây là một số lễ hội độc đáo của miền Tây Nam Bộ mà Cet.aci-8a.com muốn chia sẻ đến các bạn:

Lễ hội Cúng Dừa (Hội Thác Côn)

Lễ hội Cúng Dừa

Lễ hội Cúng Dừa với hình ảnh những bình hoa làm từ dừa tươi đặc trưng
(Ảnh: Internet)

Một trong những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ là lễ hội Cúng Dừa. Đây là lễ hội truyền thống của người dân tỉnh Sóc Trăng, được tổ chức vào rằm tháng 2 hằng năm. Điểm đặc trưng của lễ hội này là người dân sẽ cúng những bình hoa được làm từ trái dừa. Theo quan niệm của người dân Sóc Trăng, nước dừa tinh khiết biểu thị cho sự may mắn, an lành. Vào ngày lễ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian lễ hội đầy sắc màu của lễ hội dâng hoa. Và đồng thời, đây cũng là dịp để các đôi nam thanh nữ tú gặp gỡ và kết duyên.

Lễ hội Ok Om Bok

Ok Om Bok cũng là một trong những lễ hội độc đáo và được trông đợi nhất của người Khmer. Đây được xem là lễ hội có quy mô lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ, được tổ chức vào các ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Vào ngày hội, người dân sẽ làm lễ cúng trăng tại nhà, sau đó, tập trung tại chùa để cùng nhau làm lễ. Đây cũng là lý do mà người dân gọi lễ hội Ok Om Bok là “lễ cúng trăng”.

Phần đặc sắc nhất của lễ hội này chính là hoạt động đua ghe go. Những chiếc ghe để đua được khoét trong thân cây Sao, bên ngoài được tô vẽ sao cho giống hình rắn thần Nagar – linh vật của người Khmer. Mũi và lái được uốn cong, có sức chứa khoảng 40 tay chèo. Hoạt động đua ghe go là nghi thức truyền thống của người dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tiễn đưa thần nước sau vụ mùa gieo trồng về với biển cả.

Đua ghe go

Đua ghe go là hoạt động đặc sắc tại lễ hội Ok Om Bok (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, hoạt động thả đèn nước hay hòa mình vào những điệu múa của đồng bào dân tộc Khmer cũng là điểm thú vị không thể bỏ qua của lễ hội Ok Om Bok.

Lễ Cholchnam Thmay

Lễ hội Cholchnam Thmay của đồng bào Khmer ở miền Tây Nam Bộ có nét tương đồng với Tết Nguyên Đán của người Kinh. Đến thời điểm tổ chức lễ hội, người dân nơi đây cũng gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn lễ Phật. Tuy nhiên, lễ hội này lại được tổ chức vào 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch hằng năm, khi mùa màng đã được thu hoạch xong. Họ quan niệm đây không chỉ là khoảng thời gian để cảm tạ thần Phật đã cho họ một vụ mua bội thu mà còn là dịp để nghỉ ngơi và vui chơi sau một năm làm việc.

Lễ hội Cholchnam Thmay

Lễ hội Cholchnam Thmay được xem là ngày Tết của riêng đồng bào Khmer
(Ảnh: Internet)

Ngoài ra, miền Tây Nam Bộ còn có nhiều lễ hội khác như: Lễ hội đua bò và Tết Dolta ở tỉnh An Giang; lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội đình Bình Thủy…

Văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ – sử dụng nguyên liệu nấu ăn từ tự nhiên

Tiếp tục hành trình tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ, bạn sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị, hiểu hơn về vùng đất phía nam của đất nước hình chữ S này.

Về hương vị:

Nếu ẩm thực miền Bắc thiên về vị mặn đậm đà, ẩm thực miền Trung thiên về vị cay nồng kích thích thì ẩm thực miền Tây Nam Bộ lại thiên về vị ngọt dịu nhẹ. Người miền Nam, Tây Nam Bộ thích ngọt, dường như, tất cả các món ăn do người miền Tây Nam Bộ chế biến đều có một vị ngọt thanh tao mà khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được chúng đầu tiên. Nơi đây cũng là cái nôi ra đời các món chè nổi tiếng như: chè bà ba, chè bưởi, chè đậu…

Chè bưởi đậu xanh

Chè bưởi đậu xanh là món ăn nổi tiếng của người dân vùng Tây Nam Bộ
(Ảnh: Internet)

Về nguyên liệu chế biến món ăn

Vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy hải sản phong phú, các loại rau, củ, trái cây là đặc sản nổi danh. Chính vì thế, hầu hết các món ăn của người dân miền Tây Nam bộ chế biến đều sử dụng các nguyên liệu thuần thiên nhiên, sạch sẽ mà tinh khiết. Mùa nước cạn, người ta yêu thích các món ăn từ cá lóc, cá chạch, lươn. Đến mùa nước nổi, lẩu cá linh bông điên điểm, cá heo kho tộ là món ăn nổi bật… Đặc biệt, do phù sa bồi đắp, các loại rau củ ở miền Tây Nam Bộ cũng vô cùng tươi tốt, chế biến món ăn từ rau mọc tự nhiên là một điểm đặc trưng của ẩm thực nơi đây.

Các món ăn chế biến theo mùa

Các món ăn chế biến theo mùa rất được yêu thích (Ảnh: Internet)

Về bữa ăn

Với bữa cơm gia đình, tùy điều kiện trong nhà rộng hay hẹp mà mọi người có thể ăn cơm trên bàn hoặc ngay trên sàn nhà. Tuy nhiên, khi có đám tiệc, người miền Tây Nam Bộ thường bày biện ở những nơi trang trọng, ấm cúng, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Đặc biệt, người dân nơi đây rất thích được vừa chế biến vừa ăn với các món như món cá lóc nướng trui, thịt chuột đồng nướng, khô rắn… để có thể thưởng thức hết cái vị tinh tế và tươi ngon của món ăn.

Thịt chuột đồng nướng

Thịt chuột đồng nướng là món ăn thường được chế biến
và thưởng thức ngay tại bàn (Ảnh: Internet)

Về thức uống

Rượu nếp khá được yêu thích ở miền Tây Nam Bộ. Khi có khách đến, người dân thường mời khách uống thứ rượu cay thơm, nồng nàn để bày tỏ sự quý mến của gia chủ.

Đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ vừa thú vị vừa độc đáo. Nếu có dịp ghé thăm và khám phá, chắc hẳn bạn sẽ có được những trải nghiệm đáng nhớ về vùng đất và con người nơi đây đấy.

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn