Trung Quốc biết tới như một đất nước không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có một nền văn hóa ẩm thực, những lễ hội đặc sắc nổi tiếng thu hút nhiều du khách thập phương.
Là một quốc gia có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, vì vậy bữa ăn của người Trung Quốc có những nguyên tắc, đặc trưng riêng biệt từ rất lâu đời cũng như rất nhiều lễ hội hấp dẫn nổi tiếng thu hút đông đảo của du khách quốc tế. Để hiểu hơn về điều này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của CET nhé.
Đặc trưng lễ hội
Lễ Vu Lan
Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có lễ hội Vu Lan báo hiếu diễn ra từ ngày 15 tháng 7 cho tới ngày 30 tháng 7 âm lịch. Vào những ngày này, người Trung Quốc đi viếng thăm, cầu nguyện cho những phần mộ quá cố của người đã khuất, cúng tiền, cầu nguyện cho những vong linh được siêu thoát, hy vọng người mất nhận được và phù hộ cho những người sống làm ăn được may mắn. Trong dịp này, những tín đồ Phật Tử sẽ làm thêm việc thiện như bố thí, cùng đường, phóng sanh… để hồi hướng công đức cho bố mẹ, người thân.
Tháng 8 – lễ hội Trăng rằm
Lễ hội trăng rằm là ngày lễ truyền thống của người Trung Quốc, được tổ chức để ăn mừng vụ thu hoạch mùa thu. Mùa này mặt trăng trên bầu trời đẹp nhất, tròn nhất và sáng nhất. Bạn sẽ thấy nhà nhà được treo lồng đèn trước cửa, thắp hương cho các vị thần như Hằng nga và xem biểu diễn múa rồng độc đáo.
Bánh trung thu trong ngày lễ trăng rằm tại Trung Quốc khá nhiều
nét tương đồng với Việt Nam (Ảnh: Internet)
Lễ cháo cầu may tại Bắc Kinh
Cứ đến ngày thứ tám của tháng 12 âm lịch, ngày hội cháo cầu may được tổ chức tại một ngôi chùa ở thủ đô Bắc Kinh. Tương truyền, nguồn gốc lễ hội xuất phát từ Ấn Độ. Lễ hội cháo cầu may mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, người Trung Quốc tin rằng mang lại cho mọi người của cải và sự bội thu trong năm tới. Đặc biệt, loại cháo này làm từ 30 nguyên liệu khác nhau, có hương vị rất hấp dẫn và thơm ngon.
Lễ hội mùa xuân – Tết Nguyên Đán
Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có ngày tết Nguyên Đán tính theo lịch âm. Tuy nhiên, ngày lễ quan trọng này thường kéo dài từ ngày 8/12 đến 15/1 âm lịch. Vào ngày tết, người người nhà nhà dọn dẹp sạch sẽ, trang trí nhà cửa bằng giấy đỏ kèm lời chúc may mắn, các thành viên quây quần ăn các món truyền thống và trẻ em được nhận phong bao lì xì.
Tiết thanh minh
Vào ngày 12/3 âm lịch, lễ hội Trung Quốc tiết thanh minh được tổ chức. Đây cũng là dịp vô cùng quan trọng tại đây. Người dân đi tảo mộ, bày cúng thức ăn, đốt tiền mã với ý niệm ông bà được sung túc và đầy đủ. Đây cũng là ngày mọi thành niên trong gia đình đều nhớ đến người đã khuất.
Nhiều lễ hội thú vị là như thế, vậy còn văn hóa ẩm thực thì ra sao chúng ta cùng xem tiếp nhé.
Văn hóa ẩm thực
Đặc trưng
Tuy ngày nay cơm vẫn là lương thực chính trong bữa ăn nhưng một phần lớn khu vực Hoa Bắc vẫn lấy lúa mì, lúa mạch và kê làm lương thực chính, dẫn đến sự phổ biến của sủi cảo, mì sợi, bánh bao, làm nên đặc trung ẩm thực của Giang Bắc. Ở miền Giang Nam thì cơm thay cho mì, đóng vai trò là món chính trong bữa ăn hằng ngày.
Phương thức nấu ăn
Thái và chặt
Trước hết về thái và chặt, người Trung Quốc gọi là đao khẩu. Nghĩa là cắt thức ăn thành miếng nhỏ chỉ bằng con dao và thớt. Có ít nhất 200 cách thái chặt và mỗi loại lại có một tên riêng tùy theo hình dáng của thịt, cá và rau. Trong bữa ăn không dùng tới dao nữa mà sẽ dùng đũa. Sau đó, thói quen đó còn ảnh hưởng tới Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Sơ chế
Trước khi đưa qua lửa, thức ăn được phối trộn theo yêu cầu của việc ăn uống và tùy theo từng loại thực phẩm. Từ xưa, người Trung Quốc đã biết cách phối hợp các loại thực phẩm tùy theo tính âm dương, hàn hay nhiệt của mỗi loại, khiến cho mỗi món ăn không chỉ ngon mà còn có tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho sức khỏe.
Triết lý cân bằng âm dương trong ẩm thực Trung Quốc
(Ảnh: Internet)
Ngọn lửa và điều khiển nhiệt độ
Ngọn lửa hay còn gọi là hỏa hầu, theo quan niệm chủ yếu của cách nấu ăn Trung Quốc, là cách làm chủ ngọn lửa hay làm chủ độ nóng, màu lửa và thời gian lâu hay chóng. Nói chính xác hỏa hầu là thời điểm quyết định người nấu phải chờ và nhất là đừng để quá lửa.
Nêm nếm gia vị
Cuối cùng là bước nêm nếm gia vị. Gia vị của người Trung Quốc có nhiều loại như: dầu vừng, dầu lạc, dầu hào, đường các loại, các sản phẩm của đậu tương lên men như hắc xì dầu, tàu vị yểu, lạp chí chương, muối, ớt, các thứ dấm, rượu và nước hầm thịt…
Quá trình nêm nếm gia vị được thực hiện trong lúc đun nấu là chính, đó là quá trình chuyển biến thực phẩm ngay trong nồi chảo, gọi là “đỉnh trung chi biến”. Trên cơ sở là năm mùi vị cơ bản: mặn, ngọt, chua cay và đắng để tạo ra muôn vàn mùi vị khác nhau. Mà hấp dẫn nhất đối với thực khách phương Tây chính là vị chua, ngọt từ các món xào nấu.
Để giữ gìn và phát huy những lễ hội truyền thống hay văn hóa ẩm thực của dân tộc, người Trung Quốc còn có nhiều chương trình thu hút du khách trong những dịp tham quan vào đúng ngày lễ. Với những thông tin thú vị vừa rồi, nếu bạn đang có ý định ghé thăm nơi này thì đừng chần chừ mà hãy lên lịch trải nghiệm ngay nhé.
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc là sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa truyền thống và tính nghệ thuật đầy ấn tượng. Bạn có biết vì sao văn hóa ẩm thực Hàn Quốc lại khiến bao thực khách phải say mê đến thế không?
Ý kiến của bạn