Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Ước mơ làm Vua Đầu Bếp của chàng bí thư Đoàn Phan Quốc Trí

Mặc dù là thí sinh trẻ tuổi nhất cuộc thi MasterChef Việt mùa đầu tiên, nhưng Phan Quốc Trí đã chứng tỏ được sự bản lĩnh, tỏa sáng qua từng vòng và giành giải Á quân chung cuộc. Với vẻ ngoài non trẻ nhưng mấy ai biết được rằng Trí đã xác định gắn bó với nghề Bếp từ rất sớm và mất đến 7 năm để thuyết phục cha mẹ. Hãy cùng CET tìm hiểu nhiều hơn về chàng trai này nhé!


Phan Quốc Trí từng là sinh viên của trường Đại học Tài chính Marketing và là Bí thư Đoàn năng nổ của trường chuyên Trần Đại Nghĩa. Năm 19 tuổi, Trí tham gia Vua Đầu bếp Việt, là một chàng sinh viên với tuổi đời tuổi nghề thua kém các đối thủ vài chục năm. Tuy nhiên, suốt chặng đua, Trí đã thể hiện những kỹ năng chuyên nghiệp trong khâu trang trí và món tráng miệng. Thậm chí, Trí còn khiến người xem phải phân vân trong việc dự đoán kết quả bởi ai cũng thấy rằng tài năng đứng bếp của Trí vẫn có điểm nổi trội, không hoàn toàn bị đối thủ lấn át.

chân dung phan quốc trí

Chân dung của chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết Phan Quốc Trí (Ảnh: Internet)

Bước ra từ niềm đam mê

Phan Quốc Trí đã khiến các giám khảo MasterChef Việt bất ngờ với khả năng nấu nướng của mình khi thực hiện món “pannacotta rượu vang” tại vòng Audition. Lấy cảm hứng từ người chiến thắng MasterChef All Stars ở Australia vào năm 2012 Callum Hann với món panna cotta bia, Quốc Trí đã sáng tạo ra món “panna cotta rượu vang” để thể hiện sự khám phá độc đáo của mình trong ẩm thực. Hơn nữa, với tố chất của một Bí thư Đoàn, Trí đã rất tự tin trong việc giới thiệu món ăn đến 3 giám khảo.

Đam mê nấu nướng của Trí được nuôi dưỡng từ sự yêu thương của bố mẹ. Năm 5 – 6 tuổi, với lý do mẹ bảo nên biết chút nấu nướng để không bị bỏ đói, Trí đã bắt đầu theo mẹ vào bếp từ đó. Đến năm 13 tuổi, Trí đã bắt đầu tự nấu ăn và thường xuyên xem tivi, đọc sách, tài liệu về ẩm thực để bồi dưỡng kiến thức ẩm thực. Tuy nhiên, giai đoạn này, với suy nghĩ của một đứa trẻ, Trí chỉ nghĩ vì tò mò và thích được ăn món ngon mà thôi. Đâu ngờ rằng, đó chính là “duyên” đưa Trí đến với nghề Bếp.

Thuyết phục cha mẹ bằng chính tài năng của mình

Về sau, năm 16 – 17 tuổi, Trí hiểu rõ niềm yêu thích nấu nướng và quyết định theo đuổi, gắn bó lâu dài với con đường Ẩm thực. Trí xác định rằng, nấu ăn chính là công việc mà Trí muốn nhìn thấy mình gắn bó trong suốt quãng thời gian còn lại. Thế nhưng, Trí lại vấp phải trở ngại lớn là không được sự chấp thuận của bố mẹ.

Bởi không chỉ riêng phụ huynh của Trí mà tất cả các bậc phụ huynh không ai muốn con mình làm những việc lao động chân tay, nặng nhọc mà khó thăng tiến. Ngoài ra, tại thời điểm đó, tư tưởng “học không xong thì mới đi làm nấu ăn” khá phổ biến và chưa ai nhìn nhận đây là nghề mang tính nghệ thuật cao và đầy sáng tạo.

Vì thế, Quốc Trí đã mất rất nhiều thời gian và công sức để thuyết phục bố mẹ thay đổi cách nhìn và đồng ý cho mình theo đuổi con đường nấu ăn chuyên nghiệp. Trí đã cố gắng hết mình, chứng tỏ và thể hiện tâm huyết của mình với con đường này cho gia đình hiểu được. Thế là sau 7 năm cả gia đình đã ủng hộ Trí nhiều hơn nữa.

quốc trí mất đến 7 năm để thuyết phục cha mẹ

Quốc Trí mất đến 7 năm để thuyết phục cha mẹ để theo
con đường nấu nướng (Ảnh: Internet)

Thử sức trên trường quốc tế

Sau cuộc thi MasterChef Việt, Trí lại không ngừng học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng cho mình và tự tin thử thách bản thân ở cuộc thi quốc tế. Trí đã tham gia cuộc thi Passport & Plate do Tạp chí Du lịch World Nomads tổ chức với món cá cơm kho vô cùng dân dã khi chỉ còn 2 ngày là hết hạn đăng ký.

Ấy vậy mà, món ăn bình dị này lại giúp Quốc Trí vượt qua biết bao thí sinh trên thế giới để trở thành một trong 3 người chiến thắng. Trí đã đem cả câu chuyện về tuổi thơ của mình, những ước mơ chinh phục con đường ẩm thực, tâm huyết bấy lâu để vun vén cho món ăn. Và thành công đã mỉm cười với Trí, phần thưởng của cuộc thi là một tuần tìm hiểu về ẩm thực Italy. Nhờ vậy, Trí lại có thêm một mảng kiến thức mới. Biết đâu rằng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được chứng kiến một món ăn kết hợp giữa 2 nền văn hóa ẩm thực Ý – Việt thì sao nào!

Tổng kết

Câu chuyện của Phan Quốc Trí cũng là lời khuyên mà Cet.aci-8a.com muốn nhắn gửi đến những ai đã, đang và sẽ theo đuổi nghề Bếp, hãy kiên trì, hãy mạnh dạn dấn thân, hãy vì đam mê của mình mà phấn đấu hết mình, chắc hẳn bạn sẽ gặt hái được thành công.

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn