Bên cạnh việc dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc, người làm bộ phận Buồng phòng còn nắm giữ nhiều vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong các khách sạn. Để biết được chính xác những công việc đó là gì, trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP. HCM (CET) mời bạn bước vào tiết học “Tổng quan về bộ phận Buồng phòng” cùng sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn.
Trong buổi học, các sinh viên sẽ cùng tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của các nhân sự Buồng phòng. Các bạn còn được hướng dẫn quy trình dọn phòng và tiêu chuẩn về ngoại hình, tác phong đối với nhân viên ở vị trí này.
Buổi học “Tổng quan về bộ phận Buồng phòng” mang đến cho sinh viên nhiều kiến thức bổ ích
Buồng phòng là một trong những bộ phận quan trọng, góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho khách sạn. Ngoài việc dọn dẹp, bảo quản phòng ốc sạch sẽ, các nhân sự Buồng phòng còn đảm nhiệm một số công việc như chăm sóc hoa, kiểm tra mini bar, giặt là, cung cấp các món đồ dùng một lần (amenity)… cho khách.
Để không khí lớp học trở nên sôi động hơn, giảng viên đã đặt ra câu hỏi “Các bạn sẽ làm gì để khách hàng có ấn tượng tốt về khách sạn”. Câu hỏi này đã khiến cả lớp tranh luận sôi nổi, có bạn nói rằng hãy nhớ sinh nhật của khách để tặng một món quà bất ngờ, có bạn lại nói hãy sử dụng hương thơm và trang trí phòng theo đúng ý khách muốn…
Giảng viên ghi nhận câu trả lời của sinh viên và lần lượt giải thích từng ý một. Thầy đánh giá cao những ý tưởng của các bạn và đặc biệt nhấn mạnh với sinh viên rằng hãy luôn khiến khách hàng cảm thấy khách sạn là ngôi nhà thứ hai của họ.
Không chỉ là dọn dẹp, nhân viên Buồng phòng còn đảm nhiệm nhiều công việc như chăm sóc hoa, kiểm tra mini bar…
Giảng viên giải thích về cơ cấu tổ chức của bộ phận này
Các sinh viên chăm chú lắng nghe những lời thầy giảng
Diện mạo và tác phong khi làm việc là những yếu tố rất quan trọng đối với nhân viên Buồng phòng. Điều này không chỉ giúp các bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của khách sạn. Trong buổi học này, lần lượt những quy định về vệ sinh cá nhân, trang phục, những việc cần làm trước khi nhận ca… đều được giảng viên giải thích chi tiết cho sinh viên.
Để chỉnh trang phòng một cách sạch sẽ và đảm bảo không bỏ sót bất kỳ vị trí nào, mỗi khách sạn đều có một quy trình thực hiện gồm nhiều bước. Nắm rõ quy trình này sẽ giúp sinh viên hiểu thêm về công việc thực tế của một nhân viên Buồng phòng, đồng thời đây cũng là kiến thức mà các bạn sẽ ứng dụng vào những tiết học thực hành trong tương lai. Vì vậy, cả lớp chăm chú lắng nghe và ghi chép cẩn thận những lời giảng của thầy trong nội dung này.
Bên cạnh những kiến thức nghiệp vụ, sinh viên còn học được một số mẫu câu giao tiếp thông dụng với khách hàng bằng tiếng Anh. Ngoài ra, các bạn còn được giảng viên hướng dẫn cách xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
Cả lớp tìm hiểu về các bước có trong quy trình dọn phòng
Một số đồ dùng một lần (amenity) được giảng viên liệt kê bằng tiếng Anh để sinh viên nắm và ứng dụng trong thực tế công việc
Cách xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc được cả lớp chăm chú theo dõi
Có thể thấy, buổi học “Tổng quan về bộ phận Buồng phòng” đã cung cấp thật nhiều kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, đồng thời giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát về môi trường làm việc thực tế của ngành. Những nội dung có trong tiết học này sẽ là nền tảng để sinh viên lĩnh hội được những kiến thức chuyên sâu của ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn.
Nếu muốn yêu thích và có mong muốn làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, bạn hãy liên hệ ngay tới số tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được CET liên hệ và tư vấn một cách chính xác nhé!
Ý kiến của bạn