Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Cách làm Sữa Đậu Nành Dễ Làm, Thơm Ngon, Sánh Mịn Ngay Tại Nhà

Sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện vóc dáng và làn da. Chúng ta vẫn có thói quen mua sữa ở những hàng quán ven đường nhưng sẽ không đảm bảo chất lượng và an toàn. Hôm nay hãy lưu ngay cách làm nấu sữa đậu nành tại nhà của chia sẻ để thực hiện và an tâm thưởng thức hơn nhé!

Sữa Đậu Nành – Tinh Túy Dinh Dưỡng Của Từng Hạt Đậu

Sữa đậu nành được chế biến chủ yếu từ hạt đậu nành hay còn gọi là đậu tương với nhiều giá trị dinh dưỡng mang lại. Dùng sữa đậu nành theo một chế độ hợp lý sẽ giúp chúng ta giảm cân do cân bằng lượng estrogen trong cơ thể. Ngoài ra, bạn còn được cung cấp protein thực vật và chất xơ giúp duy trì năng lượng lâu hơn, giảm tích mỡ cùng các nhóm dưỡng chất thiết yếu như A, B1, B2, D, K, F,… Đối với phụ nữ sẽ chống lão hóa xương và ngăn ngừa ung thư vú, còn đàn ông thì cải thiện tình trạng thừa cholesterol.

cách làm sữa đậu nành

Sữa đậu nành là món thức uống quen thuộc đầy dinh dưỡng. Nguồn: Internet

Để hấp thụ hết những lợi ích trên thì bạn phải dùng sữa đậu nành nguyên chất, hạn chế sử dụng chất quản. Vì vậy, tự nấu sữa đậu nành tại nhà là một cách tốt để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Hãy cùng nhau theo dõi quy trình chế biến để có một cốc sữa thơm ngon, béo ngậy.

Công Thức Làm Một Ly Sữa Đậu Nành Chất Lượng

Nguyên liệu cần có

  • Đậu nành (đậu tương): 200g
  • Đậu phộng: 30g
  • Lá dứa (lá nếp): khoảng 4 lá
  • Nước ấm (khoảng 50 độ C): 1,5 lít
  • Đường cát: 100g
  • Dụng cụ: nồi, máy xay sinh tố, túi lọc, vá khuấy, thau inox, chai đựng,…

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Ngâm đậu nành

Bạn nên chọn đậu nành loại đều hạt, vỏ căng tròn, không mốc, không sâu. Đầu tiên, bạn sẽ rửa sơ đậu nành với nước sạch 2 lần để loại bỏ những hạt lép, không chất lượng và đất cát. Sau đó, bạn cho đậu vào một thau lớn và đổ nước sạch (nên dùng nước sôi để nguội) gấp 3 lần lượng đậu để ngâm. Đậu phải được ngâm ít nhất 6-8 tiếng đối với mùa hè và 10-12 tiếng đối với mùa đông. Cho thêm một chút muối vào nước ngâm đậu để tránh bị chua do quá trình lên men khi để qua đêm.

ngâm đậu nành

Đậu nành cần được ngâm để nở to đều để dễ xay hơn. Nguồn: Internet

Sau khi ngâm, hạt đậu nở ra rất nhiều, khi này bạn dùng tay chà xát nhẹ để phần vỏ tróc ra ngoài. Bạn loại bỏ phần vỏ và rửa sạch thêm vài lần nữa, trong lúc đó vớt bỏ những hạt đậu xấu còn sót lại. Còn đậu phộng, bạn rang cho chín vừa tới thì bóc vỏ.

Bước 2: Xay đậu nành

Đậu nành sau sơ chế sạch sẽ, bạn chia thành hai phần để tiến hành xay lấy sữa nguyên chất. Bạn cho nửa phần đậu nành và đậu phộng đã chuẩn bị vào xay với 200ml nước ấm. Để tránh động cơ máy xay sinh tố quá nóng thì bạn cứ xay khoảng 30 giây thì sẽ để máy nghỉ khoảng 15 giây, tiến hành cho đến khi thu được hỗn hợp nhuyễn mịn.

Bạn cho hỗn hợp vào túi vải sạch và dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất. Sau khi vắt lần 1, bạn cho phần xác đậu vào máy xay và cho thêm một ít nước ấm để xay lần 2 để lấy hết chất dinh dưỡng. Phần đậu nành còn lại bạn cũng thực hiện tương tự. Sau quá trình vắt bạn sẽ thu được 1,7-1,8l sữa đậu nành nguyên chất với định lượng nước và đậu đã chuẩn bị.

lấy đậu nành nguyên chất

Dùng túi vải mỏng có sớ vải nhỏ để vắt lấy sữa đậu nguyên chất. Nguồn: Internet

Bước 3: Nấu sữa

Cho phần sữa đậu lên bếp đun sôi với lửa vừa, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ và cho đường cát vào. Sau khi cho đường bạn nên thường xuyên vớt bọt và khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi và đóng váng trên bề mặt. Thêm lá dứa vào nấu để tạo mùi thơm cho sữa, lưu ý chỉ nấu khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra, tránh nấu quá lâu.

Bước 4: Hoàn thành

Bạn đun thêm khoảng 20 phút từ khi sữa sôi thì tắt bếp và để nguội. Bạn có thể cho vào chai bằng nhựa hoặc thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý khi sữa đã nấu chín, hạn chế khuấy sữa nhiều lần vì sẽ làm sữa mau bị chua. Yêu cầu thành phẩm là sữa thơm mùi đậu nành, vị béo ngọt vừa miệng, sánh mịn, không quá loãng và thoang thoảng hương lá dứa.

bảo quản sữa đậu nành

Sữa đậu nành nên được bảo quản trong chai thủy tinh là tốt nhất. Nguồn: Internet

Một Số Lưu Ý Về Cách Bảo Quản Sữa Đậu Nành Sau Khi Nấu

  • Đợi sữa nguội hẳn thì mới cho vào các chai nhỏ, đậy nắp kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Chỉ được phép bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt dưới 4 giờ vì môi trường này dễ có vi khuẩn sinh sôi.
  • Khi muốn uống sữa nóng thì bạn nên đun lại chứ tuyệt đối không bảo quản nóng rồi dùng ngay, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Sữa đậu nành được bảo quản đúng cách chỉ sử dụng trong vòng 2-3 ngày nên chúng ta nấu vừa đủ uống, không nấu quá nhiều để sữa hư, gây lãng phí.

Cách Uống Sữa Đậu Nành Nâng Cao Sức Khỏe

Tuy sữa đậu nành có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng còn phụ thuộc vào cách sử dụng của chúng ta mà có phát huy hết các lợi ích đó hay không. Bạn cần chú ý những điểm sau:

Thời điểm uống tốt nhất

Có 2 thời điểm uống tốt nhất:

  • Dùng kèm với bữa ăn sáng sẽ giúp cơ thể đào thải những độc tố sau ngày hôm trước.
  • Uống trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 1-2 tiếng, thời gian này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones và đồng thời kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ, thích hợp cho những người đang giảm cân.

sữa đậu nành ăn kèm với bánh mì

Sữa đậu nành dùng kèm với bánh mì, bánh ngọt sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nguồn: Internet

Định lượng dùng mỗi ngày

Dù là thức uống bổ dưỡng nhưng chúng ta vẫn phải sử dụng một cách hợp lý thì mới có tác dụng tốt. Mỗi ngày uống 200ml sữa ấm và nguyên chất, không thêm đường là tốt nhất. Bạn có thể kết hợp với một số loại đậu hoặc các hạt dinh dưỡng khác để đa dạng mùi vị hơn.

Hi vọng với sự hướng dẫn chi tiết trên bạn đã có thể vào bếp và dễ dàng nấu ngay một nồi sữa đậu nành cho cả gia đình cùng thưởng thức. Tự tay mình nấu thì hương vị sữa sẽ thơm ngon hơn nhiều lần so với mua ngoài hàng quán. Chúc bạn thành công và hãy tiếp tục theo dõi kỹ năng ngành pha chế để cập nhật thêm nhiều cách làm các loại nước uống tốt cho sức khỏe khác nữa nhé!

Tác giả: Thắng Phú Mai

Thầy Mai Thắng Phú hiện là một trong những Bartender có tiếng trong giới Pha chế ở Việt Nam cũng như Quốc tế. Không chỉ đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong nghề, từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong những nhà hàng – khách sạn, công ty hàng đầu. Tham gia cộng tác cùng CET, Thầy Thắng Phú mong muốn là người truyền lửa, truyền kiến thức, đam mê cùng những kinh nghiệm tâm huyết mà mình tích lũy sau nhiều năm làm việc cho tất cả những ai yêu Barista, yêu Bartender.

Bài viết liên quan