Giỏi giao tiếp nên làm nghề gì? Làm sao để xác định được cho mình những hướng đi phù hợp trong tương lai? Tùy vào điểm mạnh riêng của bản thân, mỗi người sẽ chọn lựa cho mình những ngành nghề phù hợp để theo đuổi và phát triển dựa trên lợi thế sẵn có. Khi bạn giỏi giao tiếp thì nó chính là một điểm cộng rất lớn mà rất nhiều ngành nghề hiện nay đang cần. Trong bài viết sau đây, CET sẽ giới thiệu những công việc hấp dẫn nhất hiện nay dành cho người giỏi giao tiếp
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận các công việc trong công ty, doanh nghiệp như: quản lý và xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị và môi giới sản phẩm. Với mục tiêu là đẩy sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng và đem lại lợi nhuận kinh tế cho công ty, doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh đặc thù công việc là giao tiếp với các đối tác, khách hàng, điều này giúp bạn có một khả năng hoạt ngôn tốt và linh động. Khi kỹ năng giao tiếp được cải thiện, bạn sẽ có ấn tượng tốt trong mắt đối tác và có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.
Nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận các công việc trong công ty, doanh nghiệp như: quản lý và xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị và môi giới sản phẩm. Ảnh: Internet
Mặt khác, nhân viên kinh doanh cần có nhiều kiến thức và kỹ năng, đòi hỏi bạn phải thường xuyên cập nhật để dễ dàng thuyết phục được khách hàng và tạo được thiện cảm. Thu nhập của một nhân viên kinh doanh hưởng theo khả năng và tính thêm hoa hồng, tiền thưởng cho các sản phẩm bán ra. Bên cạnh chế độ và mức lương hấp dẫn, đây còn là công việc không hề gò bó, có thời gian làm việc linh hoạt và khá thoải mái.
Chuyên viên quan hệ công chúng (PR Executive)
PR (viết tắt của Public Relations – Quan hệ công chúng) có thể hiểu là những nỗ lực của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập và duy trì, phát triển những mối quan hệ có lợi cho cá nhân hay tập thể đó với công chúng. Công việc chủ yếu của người làm PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân để tăng độ nhận diện và ủng hộ từ công chúng. Hoạt động PR và người làm PR sẽ luôn phải gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng.
Công việc chủ yếu của người làm PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức. Ảnh: Internet
Một số công việc quen thuộc của một chuyên viên PR là soạn thảo và biên tập thông cáo báo chí, sản xuất các chương trình truyền thông đa phương tiện, quan hệ với giới truyền thông, cung cấp thông tin cho báo chí, theo dõi và xử lý thông tin báo chí thông qua các hoạt động họp báo, đánh giá hoạt động sau khi thực hiện, … Chính vì thế, giao tiếp và nói trước công chúng là hai kỹ năng rất quan trọng giúp bạn thành công khi theo đuổi lĩnh vực PR.
Nhân viên Marketing
Marketing là một hình thức giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm tiếp thị sản phẩm. Người làm marketing trong một doanh nghiệp được gọi là marketer, chuyên thực hiện công việc phân tích, nghiên cứu, phân loại thị trường, đồng thời lên chiến lược cung cấp sản phẩm tới phân khúc khách hàng tiềm năng.
Marketer là người thực hiện công việc phân tích, nghiên cứu, phân loại thị trường, đồng thời lên chiến lược cung cấp sản phẩm tới phân khúc khách hàng tiềm năng. Ảnh: Internet
>> Tham khảo chi tiết: CMO là gì? Vai trò và công việc cụ thể của CMO
Marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing nên hội thăng tiến ở nghề này là rất cao.
Marketing được sử dụng trong mọi công ty, mọi ngành nghề, vì vậy tiềm năng nghề nghiệp là không giới hạn. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội trong lĩnh vực Marketing với các vị trí công việc sau đây: nghiên cứu thị trường, quản lý thương hiệu, quảng cáo, …
Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch hay Tour Guide là những người hướng dẫn khách trong các chuyến du lịch, nhằm đáp ứng các nhu cầu được thỏa thuận của khách và đại diện tổ chức kinh doanh du lịch. Người làm Hướng dẫn viên du lịch sẽ sử dụng ngôn ngữ phù hợp để giới thiệu cho du khách về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh tham quan. Bên cạnh đó, một Hướng dẫn viên du lịch còn giao lưu và giải đáp toàn bộ những thắc mắc của du khách, cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh trong khả năng cho phép của mình. Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hai nhóm phổ biến là Hướng dẫn viên nội địa và Hướng dẫn viên quốc tế.
Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hai nhóm phổ biến là Hướng dẫn viên nội địa và Hướng dẫn viên quốc tế. Ảnh: Internet
>> Xem thêm: Cơ Hội Việc Làm Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Hướng dẫn viên du lịch luôn nằm trong top các nghề được quan tâm nhất hiện nay, theo dự đoán, nghề này vẫn sẽ tiếp tục phát triển bền vững và hứa hẹn bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai. Hướng dẫn viên du lịch luôn được coi là nghề đáng để mơ ước bởi bạn luôn được xách vali đi đến nhiều nơi, gặp gỡ với rất nhiều người và được miễn phí đi lại.
Cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người sẽ giúp các Hướng dẫn viên du lịch có thêm các mối quan hệ và cả những người bạn mới. Ngoài nguồn thu nhập chính, các Hướng dẫn viên du lịch còn nhận được khoản tiền tip đến từ du khách.
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, trường dạy nghề trên cả nước có các khóa đào tạo Nghiệp vụ Du lịch. Nổi bật trong số đó, trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM (CET) là đơn vị đào tạo uy tín về ngành học Hướng dẫn du lịch. Với chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế, CET sẽ là người bạn đồng hành giúp các bạn trẻ yêu thích xê dịch tự tin theo đuổi đam mê của mình.
Luật chơi liêng 3 cây Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM (CET) là đơn vị đào tạo uy tín về ngành học Hướng dẫn du lịch.
Bên cạnh kiến thức cơ sở, nghiệp vụ du lịch và nghiệp vụ lữ hành bám sát thực tế, sinh viên còn được đào tạo tiếng Anh chuyên ngành để nhanh chóng thích nghi tốt với môi trường làm việc thực tế. Ngoài ra, mỗi học viên còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp, hỗ trợ cấp thẻ Hướng dẫn viên, chi phí tham gia sự kiện và 1 tài khoản học Tiếng Anh online miễn phí trong vòng 9 tháng. Vì vậy, nếu yêu thích và mong muốn trở thành một Hướng dẫn viên du lịch trong tương lai, hãy điền thông tin của bạn vào form bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6552 để được CET tư vấn và hỗ trợ miễn phí về ngành học Hướng dẫn du lịch nhé!
>> Xem thêm: Học giỏi tiếng anh nên học ngành gì, làm nghề gì?
Ý kiến của bạn