Trong pha chế chuyên nghiệp, có rất nhiều kỹ thuật, phương pháp pha chế được ứng dụng để giúp các bartender tạo ra những món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn. Và kỹ thuật Layering là một trong các kỹ thuật được sử dụng phổ biến đó.
Vậy kỹ thuật Layering là gì?
Kỹ thuật layering hay còn gọi là Pousse Cafes hoặc phương pháp pha chế phân tầng. Trong đó, tên gọi Pousse cafes bắt nguồn từ tiếng Pháp với ý nghĩa là “push coffee”, hoặc là “coffee chaser”. Hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là một ly rượu dùng để uống sau khi dùng cà phê.
Layering cũng là kỹ thuật pha chế cơ bản thường được ứng dụng trong pha chế các loại đồ uống có tầng như: B52, B53, B54… hoặc ứng dụng pha cà phê nhiều tầng, đồ uống nhiều tầng…
Kỹ thuật layering hay còn gọi là Pousse Cafes được ứng dụng phổ biến trong pha chế. Ảnh: internet
Nguyên tắc thực hiện kỹ thuật Layering
Để thực hiện kỹ thuật layering, người pha chế cần nắm rõ một số nguyên tắc và lưu ý quan trọng thì mới có thể thành công. Trước hết là về thành phần nguyên liệu khi thực hiện. Nguyên liệu nào có trọng lượng nặng nhất sẽ chìm xuống dưới, nguyên liệu có trọng lượng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Thông thường, những nguyên liệu như: Grenadine (si rô lựu), Crème de casis… có hàm lượng đường cao nên trọng lượng nặng hơn và sẽ chìm xuống dưới đáy ly. Các loại rượu như: vodka, rum, gin, bọt sữa ít ngọt…. thì nhẹ hơn các liqueur kia nên thường nổi lên trên bề mặt.
Nguyên liệu nào có trọng lượng nặng nhất sẽ chìm xuống dưới. Ảnh: Internet
Với các món cocktail được áp dụng kỹ thuật layering, các nguyên liệu thường có những thông dụng như: Grand Marnier, Crème de casis, Grenadine… Và hầu hết các nguyên liệu đều có vị ngọt nhất định. Vậy nên khi pha chế nếu không kiểm soát tốt bạn rất dễ đi quá đà. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên dùng hai hoặc ba nguyên liệu đơn giản sẽ vẫn có thể tạo nên một món uống vừa ngon miệng vừa cân bằng.
Trước khi thực hiện kỹ thuật layering khi pha chế cocktail này, người ta thường ướp lạnh những chiếc ly trước. Sau đó, để rót tầng đồ uống không bị lẫn vào nhau, người pha chế thường sử dụng muỗng đặt sát vào thành ly và rót từ từ theo từng tầng hoặc sử dụng vòi rót rượu để giúp tiết chế dòng chảy nhỏ, gọn khi đổ xuống.
Sử dụng muỗng đặt sát vào thành ly và rót từ từ theo từng tầng. Ảnh: Internet
Một lưu ý khác là bạn không nên khuấy để giữ được các tầng của đồ uống cố định. Khi thưởng thức đồ uống phân tầng này, hãy uống trực tiếp từng ngụm nhỏ hoặc nên uống một hơi dài để cảm nhận được hương vị một cách rõ ràng và dễ chịu.
Bạn có thể sử dụng bất cứ loại muỗng nào mà mình yêu thích để rót nhưng hãy chọn những loại có tay cầm dài để dễ giữ cân bằng và giữ cho tay ổn định.
Các bước thực hiện kỹ thuật Layering
Đầu tiên, bạn bắt đầu với nguyên liệu nặng nhất. Ví dụ như Grenadine. Bạn cho khoảng 15ml Grenadine vào ly và để yên cho bề mặt chất lỏng ổn định.
Tiếp theo, bạn dùng barspoon hoặc dùng muỗng uống trà cũng được. Đưa mặt sau muỗng hướng lên trên cho chạm vào thành trong của ly rồi lần lượt cho các nguyên liệu vào ly bằng cách rót từ từ lên trên mặt sau của muỗng. Làm lần lượt từng lớp một, không vội vàng.
Ví dụ như B52, sau khi hoàn thành bạn sẽ thấy món uống này được tách lớp rõ rệt gồm: lớp Kahlua ở dưới cùng, Baileys ở giữa và Grand Marnier trên cùng.
Các lớp phân tầng của cocktail B52. Ảnh: Internet
Tổng kết
Để thực hiện kỹ thuật Layering thật ra không khó, điều quan trọng là bạn cần nắm được bản chất của các nguyên liệu dùng để pha chế và nguyên tắc áp dụng chính xác. Đồng thời, cần khéo léo, cẩn thận thì sẽ cho kết quả hoàn hảo nhất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu nhiều hơn cũng như biết thêm cách áp dụng kỹ thuật dùng trong pha chế đồ uống khá thông dụng này. Để được học thêm nhiều kỹ thuật, phương pháp học pha chế đồ uống chuyên nghiệp khác, bạn có thể để lại thông tin đăng ký bên dưới hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn phí cước gọi 1800 6552 để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!
Ý kiến của bạn