Trong hệ thống gia vị của người Việt, các loại mắm góp phần làm nên nét đặc trưng không thể nhầm lẫn của ẩm thực Việt so với các nền ẩm thực khác, trong đó có mắm tôm. Nếu hỏi mắm tôm ở đâu ngon nhất có lẽ không thể bỏ qua mắm tôm Thanh Hóa. Vậy mắm tôm làm từ gì? Ăn mắm tôm có tốt không? Hãy cùng CET tìm hiểu ngay đặc sản đặc biệt này của xứ Thanh và cùng tìm các lời giải đáp nhé!
Mắm tôm là gì?
Theo Wikipedia, có tên tiếng Anh là “Shrimp Paste”. Đây là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn bằng cách lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng. Trong quá trình lên men mắm tôm, người ta bắt buộc phải sử dụng một loại enzyme chính có trong ruột của loài moi để lên men. Théo đó, emzyme sẽ giúp kiềm chế các vi khuẩn phân huỷ bằng nồng độ muối khá cao trong mắm tôm, giúp mắm có mùi vị của chính loại enzyme này tạo ra.
Mắm tôm có tên tiếng Anh là “Shrimp Paste”. Ảnh: Internet
Mắm tôm thường có 3 dạng: đặc, sệt và lỏng và chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối cùng quá trình phơi nắng khi chế biến.
Mắm tôm làm từ gì?
Mắm tôm thường được chế biến từ moi biển hay còn gọi là con ruốc, con khuyết. Chúng có màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng.
Con moi làm mắm tôm. Ảnh: Internet
Trong quá trình chế biến mắm tôm, moi tươi sẽ được chà nát rồi trộn với một lượng muối vừa đủ. Tiếp theo, người ta cho moi đã trộn muối vào các vại hoặc lu rồi đem phơi nắng. Trong quá trình phơi, người ta sẽ dùng dụng cụ bằng tre hoặc gỗ để khuấy đều thường xuyên cho mắm chín đều. Cứ làm như thế trong khoảng 8 tháng đến một năm cho mắm “ăn nắng”, bề mặt mịn thì chứng tỏ mắm đã ngấu và có thể mang ra sử dụng.
Khi mắm tôm “ăn nắng”, bề mặt sánh mịn là có thể sử dụng. Ảnh: Internet
Trong suốt quá trình làm mắm tôm, các dụng cụ như: vại ủ, bể ủ… đều phải đảm bảo sạch sẽ. VÌ nếu nếu không sạch, hỗn hợp mắm tôm sẽ đbị nhiễm khuẩn và bị hỏng cả mẻ. Nơi phơi mắm tôm cũng cần có nắng, khô thoáng và sạch sẽ. Trong suốt quá trình làm mắm tôm, các dụng cụ như vại ủ, bể ủ… đều phải đảm bảo sạch sẽ, nếu không, hỗn hợp sẽ nhiễm khuẩn làm hỏng cả mẻ mắm. Nơi phơi mắm tôm cũng cần có nắng, thoáng, sạch sẽ.
Ăn mắm tôm có tốt không?
Do có mùi đặc trưng hơi nồng nên không phải ai cũng ăn được mắm tôm, đặc biệt là ở những vùng không phổ biến như miền Nam, miền Tây… Thế nhưng, với hầu hết người miền Bắc, mắm tôm là thứ gia vị được xem là “tinh túy”, góp phần tạo nên “linh hồn” cho nhiều món ăn như: cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống, làm nước chấm lòng lợn, thịt lợn luộc, bún riêu, bún thang, bún đậu mắm tôm hay chả cá Hà Nội cũng có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng.
Mắm tôm là phần “tinh túy” của nhiều món ăn ngon. Ảnh: Internet
Mắm tôm cũng là nguyên liệu không thể thiếu khi pha chế món rựa mận và giả cầy.
Mắm tôm ở đâu ngon nhất?
Nếu ở vùng đất mũi Cà Mau có mắm ba khía nổi tiếng; Trà Vinh có mắm rươi trứ danh; Bình Định có mắm nhum độc đáo; Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế có mắm nêm quen thuộc thì các tỉnh phía Bắc mà đặc biệt là Thanh Hóa lại nổi danh với mắm tôm. Ngoài ra còn có mắm tép đồng, mắm cáy. Hiện nay, mắm tôm được xem là món đặc sản và nổi tiếng ở vùng Tĩnh Gia – Thanh Hóa và có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào tỷ lệ muối trộn và quá trình phơi nắng.
Tổng kết
Vậy là bạn vừa cùng Cet.edu tìm hiểu những thông tin thú vị về mắm tôm, đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh. Để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác về kiến thức nấu ăn, hãy thường xuyên theo dõi CET nhé.
Ý kiến của bạn