Đối với lĩnh vực kinh doanh Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn, thì MRA là một thuật ngữ chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng. Vậy MRA là gì? MRA có vai trò như thế nào với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam và các nước trong khối ASEAN? Hãy cùng Cet.aci-8a.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!
MRA là gì?
MRA là viết tắt của cụm từ Mutual Recognition Arrangements – Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong khuôn khổ các nước AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN). Thỏa thuận này cho phép những lao động có kỹ năng trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có thể từ Việt Nam đến các nước ASEAN làm việc và ngược lại. MRA được ký kết vào tháng 1/2009 và có hiệu lực tháng 5/2015.
Tính đến cuối năm 2015, MRA đã ký 8 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau thuộc 8 lĩnh vực dịch vụ như sau: Hành nghề Du lịch (11/2012); hành nghề Y (02/2009); nghề Nha khoa (02/2009); dịch vụ Kế toán (02/2019); dịch vụ Điều dưỡng (12/2006); dịch vụ Kiến trúc (11/2017); dịch vụ Khảo sát (11/2017); dịch vụ kỹ thuật (12/2005).
MRA là Thỏa thuận thừa nhận lĩnh nhau trong khu vực AEC (Ảnh: Internet)
Vai trò của MRA đối với ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ Du lịch (MRA – TP là viết tắt của cụm từ Mutual Recognition Arrangement on Tourism Professionals) được ký kết vào 9/11/2012 tại Thái Lan. Nhiệm vụ của thỏa thuận này là tạo ra một cơ chế giúp thống nhất và thừa nhận tương đương trình độ năng lực nghề Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn trong khối ASEAN, để lao động trong ngành của một nước được công nhận tay nghề và có thể làm việc tại bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực, dù hiện tại ở mỗi nước có những quy định, hệ thống tiêu chuẩn nghề về đánh giá, cấp chứng chỉ, công nhận năng lực nghề cho người lao động là khác nhau. Tuy vậy, thỏa thuận này cũng có những điều kiện sau:
– Người lao động có thể làm việc một trong 32 lĩnh vực Khách sạn và Lữ hành theo quy định được nêu trong Phụ lục đính kèm MRA – TP (trừ Hướng dẫn viên du lịch).
– Người lao động phải trải qua quá trình đào tạo và có Chứng nhận trình độ du lịch (chứng nhận còn hiệu lực). Người lao động phải đáp ứng Tiêu chuẩn trình độ chung ASEAN về Du lịch (ACCSTP) và được chứng nhận bởi một Hội đồng chứng nhận nghề Du lịch tại đất nước của mình.
– Người lao động tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, pháp luật hiện hành của nước sở tại.
Xây dựng Tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ
Đến thời điểm hiện nay, ASEAN đã xây dựng được Tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ, bao gồm:
– 4 tiêu chuẩn thuộc phân ngành Lưu trú Du lịch: Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn.
– 2 tiêu chuẩn thuộc phân ngành Lữ hành: Đại lí du lịch, Điều hành tour.
Những tiêu chuẩn này gồm 32 chức danh nghề như Trưởng bộ phận, Giám sát bộ phận và các nhân viên nghiệp vụ như nhân viên Lễ tân, Phục vụ ăn uống…
MRA – TP cho phép việc di chuyển nguồn lao động của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
giữa các nước trong khu vực ASEAN (Ảnh: Internet)
Những thuận lợi và thách thức đặt ra
Việc triển khai Thỏa thuận MRA – TP đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bởi khi có chung tiêu chuẩn về nghề nghiệp và được thừa nhận, người lao động sẽ có thể dịch chuyển nơi làm việc sang các nước trong khu vực, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và phát triển tay nghề hơn nữa. Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn ở các nước ASEAN.
Tuy nhiên, MRA – TP cũng gây nên nhiều thách thức đáng lo ngại. Vì khi đó, nguồn lao động Việt Nam không chỉ cạnh tranh với lao động được đào tạo tay nghề trong nước mà còn phải đối mặt với lao động nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc lao động phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng về ngoại ngữ, giao tiếp… để tăng sức cạnh tranh, nắm bắt cơ hội việc làm tốt nhất.
Tổng kết
Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng tằng CET đã giúp bạn hiểu rõ hơn về MRA là gì và những vai trò của MRA – TP. Hãy cố gắng rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực để tìm kiếm cơ hội cho mình bạn nhé!
Ý kiến của bạn