Ngành Âm nhạc là gì? Chương trình học diễn ra như thế nào, sinh viên tốt nghiệp ngành Âm nhạc sẽ làm những công việc gì? Đây là một trong số những câu hỏi mà nhiều người đặt ra, nếu bạn cũng đang quan tâm ngành học này thì hãy cùng CET tìm hiểu nhé!
Ngành Âm nhạc là một trong những ngành năng khiếu được nhiều người quan tâm, yêu thích. Ảnh: Internet
Âm nhạc là một ngành học năng khiếu nên CET chú trọng đến việc đào tạo thực hành bên cạnh hệ thống kiến thức chung trong lĩnh vực âm nhạc.
Ngành Âm nhạc là gì?
Ngành Âm nhạc có tên tiếng Anh là Musicology, đây là ngành học phân tích, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến âm nhạc bên cạnh kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn. Đồng thời, người học cần phải có được tư tưởng đạo đức, phẩm chất chính trị rõ ràng, say mê với nghề nghiệp; chấp hành quy định của Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là những quy định về văn hóa và nghệ thuật.
Ngành Âm nhạc học những gì?
Chương trình đào tạo ngành Âm nhạc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn thanh nhạc, nhạc cụ nói riêng.
Sinh viên được học từ những môn đại cương đến chuyên ngành như Lịch sử và lý luận âm nhạc, Phê bình âm nhạc, Âm nhạc dân tộc Việt Nam, Lịch sử âm nhạc phương Tây…
Ngành Âm nhạc học những gì? Ảnh: Internet
Cơ hội việc làm hấp dẫn với người yêu âm nhạc
Hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành Âm nhạc nhưng cơ hội việc làm ngày nay lại rất rộng mở bởi thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này.
Bởi tư tưởng cho rằng học các ngành nghệ thuật nghe tuy hào nhoáng nhưng sau khi ra trường dễ thất nghiệp, làm trái nghề nên bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng cho con em mình khi lựa chọn ngành Âm nhạc. Tuy nhiên, lại một lần nữa khẳng định rằng, tại Việt Nam đang rất cần những người làm nghề ngoài tố chất thiên bẩm song song với am hiểu kiến thức về âm nhạc.
Học ngành Âm nhạc không khó tìm việc làm như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: Internet
Sau khi hoàn thành chương trình học, cơ hội nghề nghiệp ngành Âm nhạc không chỉ dừng lại ở ca sĩ, thần tượng… mà bạn có thể làm việc ở những vị trí sau đây:
- Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ hòa âm phối khí…
- Nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ như Guitar, Piano, Violon, Saxophone…
- Nghệ sĩ thu âm, kỹ thuật viên thu âm.
- Giảng dạy về âm nhạc.
- Biên tập, dàn dựng chương trình âm nhạc của các đài phát thanh, đài truyền hình.
- Làm việc tại cửa hàng âm nhạc, người sửa chữa dụng cụ âm nhạc.
Đặc biệt hơn, một số sinh viên sau khi ra trường theo đuổi công việc liên quan đến âm nhạc nhưng cũng vô cùng nhân văn là “âm nhạc trị liệu” (tên tiếng Anh là Music therapist) tức là dùng liệu pháp âm nhạc để điều trị những khó khăn về sức khỏe tinh thần hay thể chất của người bệnh.
Ngoài ra, là ngành thiên về năng khiếu và tích lũy kinh nghiệm từ việc học, làm việc nên sinh viên chuyên ngành Âm nhạc có thể vừa học vừa làm kiếm thêm thu nhập, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình sau này.
Ai phù hợp với ngành này?
Đầu tiên, bạn cần phải xem xét năng lực của bản thân có phù hợp với ngành Âm nhạc hay không? Sau đó là sự yêu thích, bởi những ngành học đặc thù như âm nhạc cần có sự yêu thích và đam mê thì mới có thể theo đuổi, gắn bó lâu dài được. Trong đó, đòi hỏi người học phải có sự khổ luyện, bởi nếu không có đam mê, trước những khó khăn và thử thách sẽ dễ dàng bỏ cuộc.
Ngành Âm nhạc học trường nào?
Khi nhắc đến các trường đào tạo ngành Âm nhạc, chắc hẳn sẽ nghĩ đến các nhạc viện lớn, tuy nhiên vì điều kiện thi tuyển khá gắt gao nên nhiều người có đam mê với âm nhạc không có cơ hội để học tập, rèn luyện trên hành trình chạm đến ước mơ.
Tại khu vực phía Nam, CET như một làn gió mới trong đào tạo nhân lực trong lĩnh vực âm nhạc, nhằm mở ra nhiều hướng phát triển giúp cho sinh viên ngành Âm nhạc có cơ hội phát triển bản thân, dùng đam mê và ngành học của mình phục vụ đời sống tinh thần song song với phát triển nghề nghiệp.
Sinh viên ngành Âm nhạc tại CET được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể trở thành một người nghệ sĩ đa năng, không chỉ biểu diễn trên sân khấu mà còn có thể thành công ở nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực âm nhạc và giải trí đang phát triển sôi động hiện nay.
Ngành Âm nhạc là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường bởi nhu cầu thưởng thức và ứng dụng âm nhạc trong đời sống ngày càng cao. Nếu bạn thật sự có đam mê về âm nhạc thì hãy lựa chọn CET để học tập và rèn luyện, phát triển năng khiếu của bản thân.
Ý kiến của bạn