Chỉ với một buổi học, sinh viên ngành Kỹ thuật pha chế đồ uống đã có thể lĩnh hội toàn bộ kiến thức nền tảng về rượu mùi – một loại rượu đa dạng hương vị và màu sắc. Đây cũng là một nguyên liệu quan trọng trong pha chế cocktail, mang đến công thức mới lạ. Hãy cùng “đột nhập” lớp học “Tổng quan về rượu mùi – Liqueur” tại CET để khám phá có những điều thú vị nào đang chờ đón bạn nhé!
Rượu là nguồn cảm hứng vô tận để bartender pha chế nên những loại thức uống hấp dẫn, mang đậm dấu ấn cá nhân. Thấu hiểu điều này, chương trình đào tạo tại CET luôn có những buổi học chuyên sâu về từng dòng rượu để sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng của nghề nghiệp đã chọn. Ngoài việc giúp các bạn phân biệt, nhận biết từng loại rượu thuộc dòng rượu mùi thì bài học còn tạo cơ hội thực hành các kỹ năng pha chế như Shake, Layer, Flamming, Domino Shots,…
Rượu mùi là nguồn cảm hứng tạo ra những ly cocktail bắt mắt.
Thế Giới Rượu Mùi Tuyệt Vời Như Thế Nào?
Mở đầu buổi học, giảng viên sẽ cùng sinh viên “xâm nhập” vào thế giới rượu mùi. Các bạn bắt đầu tìm hiểu về Liqueur, đây là dòng rượu được sản xuất từ việc kết hợp giữa rượu mạnh (Spirit) và hương vị của hoa, quả, hạt, vỏ cây, rễ cây hoặc các loại thảo mộc. Đặc điểm của rượu mùi chính là hương thơm đặc trưng, vị ngọt và có nhiều màu sắc khác nhau. Nồng độ cồn của loại rượu này khoảng từ 15% ALC đến 55% ALC.
Các bạn được hướng dẫn chi tiết cách phục vụ rượu mùi sau bữa ăn, rượu luôn được giữ lạnh và dùng trong ly Cordial, Pony, Shooter, có thể uống kèm với đá hoặc không đá. Không chỉ tạo màu, tạo mùi cho những ly cocktail mà Liqueur còn được biết đến là nguyên liệu quen thuộc trong chế biến món ăn hay làm bánh ngọt.
Sinh viên tập trung lắng nghe những kiến thức nền tảng về Liqueur.
Mỗi một loại rượu sẽ mang hương vị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên liệu, phương pháp, nơi sản xuất,… Chính vì thế mà sinh viên sẽ học cách phân loại dựa vào nồng độ cồn, hương liệu để áp dụng cho công việc pha chế đồ uống sau này. Cả lớp cùng nhau khám phá 5 nhóm rượu mùi chính thông qua việc nếm thử, quan sát để phân biệt sự khác nhau.
- Citrus Liqueur: có mùi vị của vỏ cam hoặc các loại trái cây thuộc họ cam, chanh. Một số thương hiệu nổi tiếng: Cointreau, Grand Marnier, Blue curacao, Tripple sec, Orange curacao,…
- Fruit Liqueur: rượu mùi làm từ các loại trái cây. Một số loại rượu được ưa chuộng: Cherry Brandy (mùi anh đào), Appricot Brandy (mùi mơ), Banana Liqueur (mùi chuối), Midori (mùi dưa gang), Peach Liqueur (mùi đào),…
- Mixed & Single Herb Liqueur: rượu mùi có hương thơm của một hoặc nhiều loại thảo mộc. Các thương hiệu rượu mùi nổi tiếng: Pepper mint (mùi bạc hà), Galliano (của Ý với hơn 40 vị thảo mộc), Jagermeister (của Đức có hơn 56 loại thảo mộc),…
- Bean & Kernels: rượu mùi làm từ nhân và hạt. Các loại tiêu biểu như: Cacao Liqueur (mùi cacao), Amaretto (mùi hạnh nhân), Kahlua (mùi cà phê),…
- Cream Liqueur: nhóm rượu có mùi sữa. Các loại được sử dụng thường xuyên như: Baileys, Amarula, Dooley, Drum Gray,…
Sinh viên ứng dụng rượu mùi vào pha chế thức uống.
Mãn Nhãn Với Những Màn Biểu Diễn Pha Chế Cocktail Tuyệt Vời
Sau khi lĩnh hội đầy đủ những kiến thức nền tảng về dòng rượu mùi, các bạn sinh viên sẽ được thực hành những kỹ thuật pha chế từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm Shake, Layer, Flamming, Domino Shots,… Bài học hôm nay có “menu” với 7 món thức uống hấp dẫn là B52, P/s I love you, Japanese slipper, Jager bomb, Grasshopper, Lamborghini và Rainbow. Thực hiện thuần thục những món chính của một dòng rượu sẽ là điểm cộng lớn của các bartender khi tham gia ứng tuyển.
Kỹ thuật Layer được áp dụng khi thực hiện công thức cocktail B52.
Tại CET, sinh viên được tiếp xúc, thực hành ngay tại các quầy bar tiêu chuẩn với đầy đủ nguyên vật liệu, dụng cu. Việc này nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp và phát triển sự sáng tạo, khéo léo cho các bạn. Ở buổi học hôm nay, cả lớp khá hào hứng khi được chiêm ngưỡng những phần trình diễn đầy nghệ thuật của giảng viên và tự tay thực hiện lại dưới sự hướng dẫn tận tâm.
Từng bạn sinh viên lần lượt thực hành theo công thức có sẵn. Mỗi thao tác pha chế đều có những yêu cầu riêng đối với người thực hiện. Kỹ thuật Layer đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung, bình tĩnh lẫn khéo léo của bartender. Trong quá trình học, thầy trực tiếp quan sát và điều chỉnh các lỗi sai giúp các bạn thực hiện đúng để luyện tập nâng cao tay nghề. Không khí lớp học trở nên sôi động và hào hứng hơn với món cocktail Lamborghini cùng kỹ thuật Flamming (đốt rượu).
Giảng viên hướng dẫn học viên thực hành kỹ thuật Flamming.
Domino Shots (hiệu ứng Domino) mang lại trải nghiệm thú vị, kích thích thị giác và thính giác nên được khách hàng yêu thích. Với sự sắp xếp hợp lý về khoảng cách, sinh viên chỉ cần chạm nhẹ vào ly đầu tiên thì các ly sau lần lượt ngã theo. Đồng thời, giảng viên còn chia sẻ bí quyết để thực hiện các thao tác pha chế sao cho chuyên nghiệp, đẹp mắt và tạo cảm hứng cho người thưởng thức.
Cocktail khác với những thức uống còn lại ở chỗ bạn chỉ cần nhìn loại ly, cách trang trí cũng đã có thể đoán được tên của chúng. Chính vì thế, việc chọn ly và trang trí đóng vai trò rất quan trọng. Với từng món, giảng viên đều điểm qua loại ly thích hợp và những cách trang trí đặc trưng. Vận dụng các kiến thức tìm hiểu về rượu mùi kết hợp cùng sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên có thể tự tin pha chế được đồ uống ngay sau buổi học.
B52 là sự kết hợp hoàn hảo giữa rượu mùi có hương vị sữa, cafe và vỏ cam.
Ngành Kỹ thuật pha chế đồ uống tại CET không chỉ cung cấp những kiến thức trọng tâm về các loại thức uống, mà còn đem đến những bài học kinh nghiệm, “làm nghề” pha chế và các cách xử lý, ứng xử tình huống tại quầy Bar. Với thời gian thực hành nhiều sẽ giúp các bạn nắm vững các thao tác cần thiết theo từng ngày. Nếu bạn yêu thích công việc sáng tạo nên những loại thức uống có cồn thì hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1800 6552 hoặc để lại thông tin theo form bên dưới để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết hơn nhé!
Ý kiến của bạn