Trường đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện CET là đơn vị uy tín, tiên phong trong xu hướng giảng dạy mới, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cho lĩnh vực Multimedia trong tương lai.
Truyền thông Đa phương tiện là ngành “hot” thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký nhập học.
Bên cạnh các ngành đang đào tạo như: Quản trị Nhà hàng Khách sạn, Kỹ thuật Chế biến món ăn, Kỹ thuật làm bánh, Kỹ thuật Pha chế đồ uống, Hướng dẫn du lịch, Tạo mẫu và Chăm sóc Sắc đẹp… Việc CET mở rộng đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện giúp cho sinh viên có thêm sự lựa chọn với ngành nghề mà bản thân yêu thích.
Tổng quan ngành Truyền thông Đa phương tiện (Multimedia)
Xu hướng truyền tải nội dung thông qua hình ảnh, âm thanh, đồ họa đã thúc đẩy ngành Truyền thông Đa phương tiện lên ngôi, trở thành một trong những ngành học “hot” thu hút nhiều thí sinh, đăng ký nhập học tại CET.
Sự giao thoa của lĩnh vực truyền thông, công nghệ thông tin, mỹ thuật và năng lực sáng tạo của con người đã góp phần quan trọng trong việc hình thành lĩnh vực Truyền thông Đa phương tiện.
Khái niệm Truyền thông Đa phương tiện chắc hẳn không còn xa lạ với những ai đang tìm hiểu và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này. Hiểu đơn giản, làm Truyền thông Đa phương tiện là vận dụng tư duy sáng tạo và kỹ năng chuyên môn biến những chất liệu truyền thông đơn giản trở thành một tác phẩm “có hình có hồn”, bao gồm các yếu tố: chữ viết, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh…
Multimedia không phục vụ riêng cho lĩnh vực giải trí…
Hiện nay, vẫn còn một số ý kiến cho rằng, học Truyền thông Đa phương tiện sẽ khó có công việc ổn định, tuổi nghề ngắn và kén nhân lực.
Tuy nhiên có thể thấy, sau đại dịch Covid – 19, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Multimedia trong nhiều lĩnh vực, điển hình như:
Trong giảng dạy và học tập:
Ứng dụng của Truyền thông Đa phương tiện đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên lĩnh hội kiến thức trong thời gian diễn ra đại dịch.
Hiện nay, vai trò của Multimedia vẫn không ngừng phát triển, mang lại các bài giảng sinh động, kích thích hứng thú cho người học. Với một số chương trình đào tạo, giảng dạy trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian đi lại, chủ động được không gian học tập.
Trong lĩnh vực Y học:
Công nghệ đồ họa và đồ họa 3D được dùng trong máy chụp và đo cắt lớp (chụp XQ thường quy, chụp xạ hình, chụp cộng hưởng từ…) để chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau.
Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng:
Trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid – 19, các phương tiện truyền thông có sự góp mặt của Multimedia trở thành công cụ truyền thông hữu hiệu, mang đến công chúng thông tin chính xác, liên tục được cập nhật thông suốt đến từng người dân.
Không những thế, thông qua nền tảng mạng xã hội, những thông điệp phòng chống Covid – 10 được xuất hiện và được lan tỏa rộng rãi. Các chiến dịch, Vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy, thử thách Ở nhà vẫn vui… nhờ sự góp mặt của Truyền thông Đa phương tiện đã mang lại hiệu quả tích cực.
Truyền thông Đa phương tiện còn có những đóng góp không nhỏ ở các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học, nghệ thuật, quản lý xã hội… đều có sự góp mặt của Multimedia trong thời kỳ công nghệ số.
Môi trường học tập thực tiễn, không ngừng sáng tạo tại CET
Điểm khác biệt của CET trong phương pháp đào tạo là xu hướng giảng dạy hai chiều, chú trọng rèn luyện kỹ năng chuyên môn, phát triển kỹ năng mềm và tư duy nghề nghiệp thực tế; nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Truyền thông Đa phương tiện.
Tại CET, sinh viên Multimedia được đào tạo song song kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội bên cạnh kỹ năng chuyên môn; giúp sinh viên phát triển tối đa khả năng sáng tạo và tư duy thông, trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng “update” khung chương trình đào tạo, bổ sung xu hướng mới vào ngành học, mở rộng cơ hội tiếp cận kiến thức mới của người học, bên cạnh kỹ năng chuyên ngành.
Sinh viên Truyền thông Đa phương tiện CET trong giờ thực hành Kỹ thuật quay camera, chụp ảnh.
Sinh viên Multimedia tại CET không phải lo lắng với những con số, tính toán hay thống kê. Thay vào đó là những môn học mang tính thực hành cao, chiếm 90% thời gian học như: Vẽ mỹ thuật; Thiết kế trang Web và mẫu quảng cáo; Kỹ thuật quay camera, chụp ảnh; Chế bản sách báo… nhằm rèn luyện và phát huy tối đa tính sáng tạo, giúp người học tự tin đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng khi bước vào môi trường làm việc.
Triển vọng nghề nghiệp của sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện
Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, riêng từ giai đoạn 2020 – 2025 cả nước ta cần khoảng 21.600 nhân lực trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo. Vì vậy, nhân lực ngành Truyền thông Đa phương tiện luôn trong tình trạng khan hiếm trầm trọng.
Sinh viên ngành Multimedia có thể đảm nhận đa dạng vai trò công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y học, Giáo dục, Thương mại điện tử, Giải trí, hỗ trợ tích cực cho cơ quan ngôn luận (Báo chí, Đài Truyền hình…) và nhiều nhiều lĩnh vực khác.
Sinh viên Truyền thông Đa phương tiện luôn được các nhà tuyển dụng “săn đón” bởi sự đa năng, am hiểu và thuần thục kiến thức chuyên ngành. Từ xây dựng nội dung, chụp ảnh, quay – dựng phim, về công nghệ số và “tất tần tật” các loại hình thiết kế như: thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, tiếp thị và quảng cáo, ấn phẩm xuất bản, nghệ thuật minh họa, thiết kế giao diện người dùng…
Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể sẽ bắt đầu ở các vị trí công việc đa dạng như sau:
- Chuyên viên sáng tạo nội dung (content creator, content writer…).
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên Truyền thông/đối ngoại/PR…
- Chuyên viên Truyền thông Đa phương tiện.
- Chuyên viên thiết kế đồ họa, thiết kế website/game …
- Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, nhà xuất bản.
- Biên tập video, xử lý kỹ xảo hình ảnh – âm thanh.
- Quay dựng phim, nhiếp ảnh…
Chủ động tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi là sinh viên
Trong quá trình học, bạn có thể xây dựng nội dung trên các nền tảng mạng xã hội Youtube, TikTok… điều này giống như việc sinh viên Multimedia làm bài tập về nhà, rèn luyện và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Ngoài ra, sinh viên Truyền thông Đa phương tiện có thể cộng tác với cơ quan Báo chí, công ty truyền thông để thực hiện công việc các như viết tin, bài; sáng tạo nội dung; hỗ trợ sự kiện; quay – chụp, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu… để có thêm thu nhập và học hỏi, tiếp thu kiến thức thực tế.
Thời gian học thực hành chiếm 90% chương trình đào tạo, giúp sinh viên tự tin thể hiện năng lực bản thân.
Qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết, bạn đã sẵn sàng gia nhập trường đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện CET với cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn hay chưa? Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích về ngành học và xu hướng nghề, bạn nhé!
Ý kiến của bạn