Lẩu là món ăn quen thuộc với nhiều người và đã xuất hiện trong menu của rất nhiều nhà hàng lớn nhỏ trên cả nước. Món ăn này thu hút thực khách vì hương vị nước lèo đậm đà cùng các nguyên liệu tươi ngon hấp dẫn. Trong buổi học Chuyên đề lẩu, các sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại CET đã cùng tìm hiểu về nguồn gốc, đồng thời học thêm rất nhiều kỹ thuật nấu lẩu để nâng cao tay nghề của mình.
Buổi học Chuyên đề lẩu tại CET
Nguồn gốc của lẩu và những kỹ thuật nấu ăn
Lẩu có xuất xứ từ Mông Cổ, sau đó lan rộng khắp Châu Á và nhanh chóng được yêu thích, thường được dùng trong các bữa tiệc hay hội họp gia đình, bạn bè. Đặc trưng của món ăn này là sử dụng các nguyên liệu tươi sống như thịt, hải sản, rau củ… nhúng vào nồi nước lèo đang sôi, vì vậy thức ăn luôn nóng, giữ được sự thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Để làm nên món lẩu đậm đà hương vị, các đầu bếp phải vận dụng các phương pháp như xử lý nguyên liệu, hầm xương, nấu nước dùng… Nắm được những bí quyết này sẽ giúp đầu bếp không chỉ làm nên những nồi lẩu thơm ngon mà còn có thể ứng dụng vào nhiều món ăn khác.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu có trong từng món ăn, sinh viên chăm chú nghe thầy giảng về các kiến thức có trong buổi học. Lần lượt các kỹ thuật lựa chọn, sơ chế và bảo quản nguyên liệu; xử lý cua đồng; cách nêm và nhận biết vị lẩu… được các bạn ghi chép cẩn thận.
Sinh viên chăm chú nghe thầy giảng bài
Thực hành nấu lẩu
Để nắm chắc những kiến thức lý thuyết vừa học, giảng viên cùng các sinh viên bước vào phần thực hành. Ở buổi học này, các bạn sẽ làm ba món là lẩu cua đồng, lẩu hải sản chua cay và lẩu gà nấu nấm.
Lẩu cua đồng
Lẩu cua đồng được biến tấu từ canh riêu cua đồng tại Hải Phòng và trở nên phổ biến trên toàn quốc. Món ăn này có vị ngọt từ cua kết hợp với các loại hải sản cùng các nguyên liệu khác tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà.
Để làm nên món lẩu cua đồng, sinh viên đã cùng tìm hiểu về phương pháp sơ chế, xử lý cua. Ở bước này, thầy giáo đã hướng dẫn các bạn cách lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ cua và cách nấu riêu đẹp, không bị vỡ.
Các bạn xay nhuyễn cua
Lọc cặn lấy nước cua
Sau khi đã vớt riêu cua để riêng, sinh viên bắt đầu nấu nước lèo. Lần lượt các nguyên liệu được cho vào nước cua và đun sôi. Trong quá trình thực hiện, giảng viên hướng dẫn sinh viên cách nhớ công thức nấu lẩu, cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm nấu ăn của bản thân.
Thực hành nấu nước lèo lẩu cua đồng
Lẩu hải sản chua cay
Món lẩu này có xuất xứ từ món canh chua của người miền Nam, có vị cay đặc trưng cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên lần lượt thực hiện các công đoạn nấu và nêm gia vị chua cay đúng chuẩn.
Khi thực hiện món lẩu hải sản chua cay, sinh viên CET đã được giảng viên hướng dẫn cách cắt mực để tạo nên những hình dáng đẹp mắt. Ngoài ra, các bạn còn biết được cách chế biến và phương pháp chọn nghêu. Những điều này không chỉ giúp món ăn thêm phần ngon miệng mà còn mang lại sự hấp dẫn với người dùng.
Thêm nước dùng vào nồi nấu nước lèo
Sinh viên nấu lẩu hải sản chua cay
Các bạn chăm chú quan sát cách cắt mực
Lẩu gà nấu nấm
Nấm có vị ngọt, tính hàn; gà chứa nhiều dưỡng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giảm stress, bổ tim… Kết hợp hai thứ này cùng các nguyên liệu táo tàu, kỷ tử, đẳng sâm… sẽ tạo nên món lẩu có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Để thực hiện lẩu gà nấu nấm, thầy đã hướng dẫn sinh viên cách chặt thịt gà thành những miếng vừa ăn, sau đó cho luộc sơ để thịt săn lại. Tiếp đó, các bạn luộc chín mì và quấn lại thành những cuộn nhỏ để ăn kèm với lẩu.
Giảng viên hướng dẫn cách sơ chế thịt gà
Thao tác chặt thịt gà cần dứt khoát, nhanh tay
Sau khi chặt miếng vừa ăn, cho thịt gà luộc sơ để săn thịt
Luộc mì ăn kèm với lẩu
Sau khi nấu xong 3 món ăn, sinh viên tiếp tục công đoạn trang trí. Các bạn cho lẩu vào nồi đất, các loại rau ăn kèm, bún, mì cùng nước chấm được sắp ra dĩa và trang trí đẹp mắt.
Sắp xếp các loại rau ra đĩa
Lẩu cua đồng thơm ngon, hấp dẫn
Lẩu hải sản chua cay với các nguyên liệu tươi ngon
Lẩu gà nấu nấm có tác dụng bồi bổ, giảm stress
Kết thúc buổi học, các sinh viên đã lĩnh hội đầy đủ các kiến thức về lẩu từ giảng viên. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn tạo nên những món ăn ngon, đáp ứng được yêu cầu từ thực khách và chuẩn bị thật tốt cho công việc tương lai.
Nếu muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn hãy gọi ngay đến số tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất về ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại CET nhé!
Ý kiến của bạn