Bữa ăn sáng được xem là rất quan trọng để giúp bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Vì thế, các nhà hàng, khách sạn luôn chú trọng việc phục vụ điểm tâm nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nắm bắt được điều này, CET đã bổ sung Chuyên đề Điểm Tâm vào chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Chế biến món ăn với mong muốn giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức và trở thành đầu bếp đa năng trong tương lai.
Món bún bò Huế được thực hành trong buổi học Chuyên đề Điểm Tâm.
Chuyên đề này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về điểm tâm nói chung và hai món ăn bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang nói riêng. Từ đó, buổi học sẽ mang đến giá trị thiết thực để sinh viên trau dồi chuyên môn của bản thân thêm vững vàng.
Các kiến thức quan trọng khi chế biến điểm tâm Việt
Trước khi đến với nội dung chính, giảng viên sẽ giới thiệu về nguồn gốc món ăn và một số thông tin liên quan. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn những kỹ thuật chế biến quan trọng với nội dung cụ thể như sau:
- Cách lựa chọn, sơ chế và bảo quản nguyên vật liệu
- Cách cân đong gia vị chuẩn xác
- Phương pháp chần thực phẩm
- Kỹ thuật luộc thực phẩm không bị khô, giữ được vị ngọt
- Nguyên tắc nấu nước lèo…
Giảng viên giảng giải, thị phạm và điều chỉnh cho từng sinh viên để các bạn hoàn thiện kỹ năng chế biến món ăn. Những kiến thức này là hành trang trong suốt con đường học tập và làm nghề sau này.
Kỹ thuật nấu nước lèo được giảng viên hướng dẫn cụ thể.
Bún bò Huế đậm chất miền Trung
Bún bò Huế là món ăn đặc sắc của Huế và ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương khác. Bún bò có hương thơm của sả, vị cay của sa tế hòa với chút mắm ruốc đặc trưng. Trong buổi học này, kỹ năng bó giò heo trước khi luộc là kiến thức có giá trị quan trọng. Giảng viên hướng dẫn rất chi tiết cách buộc, thắt nút chỉ để cố định phần giò, giúp thịt săn chắc và trông đẹp mắt hơn.
Giáo viên hướng dẫn thực hiện bó giò heo.
Sinh viên được bó giò heo thật, sau đó thực hành buộc chỉ với khăn vải nhiều lần cho thuần thục. Tiếp đến, các bạn được học cách luộc thịt chín đều và cắt theo thớ để thịt mềm hơn khi ăn.
Sinh viên thực hành cách bó giò heo với khăn vải.
Nước lèo đậm đà được xem là linh hồn của món bún. Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm hầm xương ngon ngọt, lọc nước lèo để có độ trong. Việc canh chỉnh thời gian nấu nước dùng cũng được lưu ý khi chế biến. Ngoài ra, các bạn còn được chỉ cách pha mắm ruốc giữ vị và không bị nồng. Cuối cùng, sinh viên sẽ được hướng dẫn bí quyết làm sa tế đảm bảo ngon hơn loại đóng hộp.
Hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng khắp ba miền
Nguồn gốc món hủ tiếu Nam Vang bắt nguồn từ cộng đồng người Hoa ở thủ đô Nam Vang (Phnom Penh), Campuchia. Sau này, món ăn được du nhập về Việt Nam và điều chỉnh lại một ít hương vị để phù hợp hơn. Hủ tiếu Nam Vang có thể ăn theo 2 kiểu: khô và nước. Trước tiên, các bạn được học cách xử lí và chế biến nguyên liệu tươi sống như tim, gan, tôm,… không còn mùi tanh.
Công đoạn chế biến các nguyên liệu tươi sống.
Thành phần trong món ăn rất phong phú bao gồm: hủ tiếu, thịt nạc, tim, gan, tôm, trứng cút,… Giống như bún bò, nước lèo được xem là tinh túy của món ăn vì có vị ngọt tự nhiên từ xương heo. Bên cạnh đó, các bạn được lưu ý kỹ thuật trụng hủ tiếu vừa chín tới sao cho giữ được độ dai mềm giúp món ăn hoàn hảo hơn. Không chỉ thế, giảng viên còn dạy cách làm nước xốt trộn cho hủ tiếu khô.
Giáo viên hướng dẫn trộn hủ tiếu Nam Vang khô.
Ngoài các kỹ thuật cốt lõi về món điểm tâm, bạn sẽ lĩnh hội được một số kiến thức phụ trợ nhưng không kém phần quan trọng như sau:
- Cách làm sa tế có hương vị đặc trưng và màu sắc đẹp mắt
- Cách phi tỏi, làm xốt ăn kèm hủ tiếu khô
- Nhận biết, cắt theo thớ thịt bò và thịt heo…
Cách trình bày món ăn đủ tiêu chuẩn phục vụ
Sinh viên sẽ được hướng dẫn cách trình bày thành phẩm để đủ tiêu chuẩn phục vụ trong nhà hàng, khách sạn, sắp xếp các loại rau ăn kèm, nước chấm sao cho đẹp mắt và phù hợp với món ăn. Với hủ tiếu sẽ có thêm rau xà lách, giá đỗ,… chấm với nước tương, còn bún bò sẽ thưởng thức cùng rau quế, bắp chuối bào,… chấm với nước mắm và ít sa tế.
Trình bày món hủ tiếu Nam Vang với đầy đủ rau ăn kèm và nước chấm.
Những kiến thức và kỹ năng học được trong Chuyên đề Điểm tâm có thể áp dụng để thực hiện với nhiều món ăn khác. Bài học được xây dựng chi tiết tất cả các công đoạn chế biến giúp sinh viên hoàn thiện tay nghề và vững chắc chuyên môn.
Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại CET được giảng dạy bởi các bếp trưởng, chuyên gia ẩm thực với nhiều năm kinh nghiệm sẽ cho bạn những bài học bổ ích, làm tiền đề để trở thành người đầu bếp thực thụ trong tương lai. Nếu có thắc mắc hay quan tâm đến ngành học, bạn hãy liên hệ số hotline 1800 6552 (miễn phí cước gọi) hoặc điền vào form đăng ký bên dưới để được hỗ trợ tư vấn.
Ý kiến của bạn