Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Cuộc đời đầy thăng trầm của Nữ đầu bếp Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân

Rất nhiều thế hệ người Việt quen thuộc với chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân thông qua hình ảnh người đầu bếp được yêu thích trong chương trình ẩm thực “Khéo tay hay làm” của Đài Truyền hình TP.HCM. Tuy nhiên, ít ai biết đằng sau khuôn mặt phúc hậu và giọng nói dịu dàng của một người con gái gốc Hà Nội, nữ đầu bếp đã trải qua một cuộc đời đầy thăng trầm.


Từ nhỏ, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân sống như một nàng công chúa. Ngoài việc học, bà tuyệt nhiên không biết đến việc nấu nướng. Đến tuổi trưởng thành, niềm say mê của bà gắn liền với bảng đen, phấn trắng. Bà chưa từng nghĩ rằng mình sẽ bén duyên với nghề bếp. Từ một giáo viên dạy Văn rẽ qua con đường ẩm thực đầy thách thức, đằng sau cuộc đời của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân là cả một câu chuyện dài.

đầu bếp nguyễn dzoãn cẩm vân

Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân. (Ảnh: Internet)

Cuộc đời thăng trầm của người con gái Hà Nội

Hiện nay, cuộc đời của Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân đã khá ổn định, nhưng ít ai biết rằng việc chuyển từ một giáo viên dạy Văn sang làm đầu bếp là cả một quãng đường đầy thăng trầm. Ước mơ của bà gắn liền với bảng đen và phấn trắng, vì vậy mà sau khi ra trường bà trở thành giáo viên dạy Văn tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP.HCM). Nữ đầu bếp từng có suy nghĩ: “Học nấu ăn làm chi cho mệt, vì ngoài đường người ta nấu đầy đủ cả rồi, muốn ăn ngon món nào cũng có.” Bởi thế, bà từng gác chuyện bếp núc sang một bên. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình cơ cực đã khiến bà phải tự tay chăm lo việc bếp núc. Có lẽ chính bà cũng không ngờ rằng có một ngày, cuộc đời đưa đẩy mình trở thành một đầu bếp nổi tiếng.

Trong 18 năm làm giáo viên, do thu nhập quá thấp nên bà đi dạy về là học làm bếp, dạy nấu ăn, đan len, móc áo, thêu thùa, may gia công… xoay xở đủ các nghề miễn là có thể kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Năm 1990, khi người con trai út đổ bệnh nặng, bà phải nghỉ việc để đưa con sang Úc chữa bệnh tim. Những ngày ở Úc, vừa chăm con, bà vừa đi làm kiếm tiền nuôi con chữa bệnh. Bà ra khỏi nhà từ lúc tờ mờ sáng và về nhà lúc đêm khuya, mỗi ngày kiếm được vỏn vẹn 6 USD.

Khi trở về nước thì bà mất việc làm giáo viên, chồng lại thất nghiệp nên có những tháng 30 ngày đi chợ mua chịu đủ 30 ngày, nợ nần chồng chất vì tiền vay chữa bệnh cho con. Nhờ khéo tay, thích làm những việc tỉ mỉ, bà tự tìm tòi dạy bổ túc, rồi đi may thuê, làm bánh bông lan… Sau đó, bà trở thành giáo viên dạy làm bánh cho Trung tâm Dạy nghề Tân Bình. Ở đây, bà dành hết tâm huyết cho những giờ dạy về nghệ thuật nấu ăn.

Từ một người phụ nữ chân yếu tay mềm, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân buộc mình phải mạnh mẽ để đương đầu với thử thách ở phía trước, trở thành chỗ dựa cho cả gia đình. Khó khăn là vậy, bà vẫn tin rằng chỉ cần chăm chỉ làm việc và chấp nhận thử thách, ông trời nhất định không phụ lòng người. Và quả thật, những nỗ lực của bà đã được đền đáp.

Cuộc đời thăng trầm của người của đầu bếp Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân

Đằng sau nụ cười phúc hậu của bà là một cuộc đời đầy thăng trầm. (Ảnh: Internet)

Sự bù đắp dành cho cố gắng và đam mê của người phụ nữ giàu nghị lực

Sau thời gian mày mò và trở thành cô giáo dạy nấu ăn ở trung tâm dạy nghề thành phố, năm 1993, cơ hội đến với bà khi Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cần một giáo viên có kinh nghiệm dạy nấu ăn cho chương trình “Khéo tay hay làm”. Trung tâm đã giới thiệu bà tham gia chương trình này. Lúc đầu, bà định không nhận lời vì nghĩ rằng để dạy nấu ăn cho hàng triệu người xem trên truyền hình thì thực sự là rất khó khăn. Sau được mọi người thuyết phục, bà đã nhận lời cộng tác làm thử một chương trình. Không ngờ, chương trình ấy đã nhận được sự phản hồi tích cực của khán giả. Cái tên Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân từ đây dần trở nên quen thuộc với đông đảo khán giả truyền hình yêu thích ẩm thực.

Xem việc nấu nướng là một đam mê, bà luôn tìm tòi và nghiên cứu để tìm ra những công thức nấu ăn mới lạ. Những người thầy lớn nhất của bà chính là những người phụ nữ buôn bán tần tảo ở chợ. Chính họ đã dạy bà cách lựa chọn nguyên liệu vừa ngon vừa rẻ, chỉ cho bà những bí quyết nấu ăn sao cho vừa miệng mà lại đậm đà và thu hút mọi người. Những bài học tưởng chừng như đơn giản như thế đã được bà tích lũy qua năm tháng.

Người đầu bếp có khứu giác tinh tế

Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân nổi tiếng với khứu giác cực kỳ nhạy bén. Một lần khi nhân viên đem thức ăn qua chỗ bà ngồi, chỉ thoáng nghe mùi thức ăn trong gió, bà đã cảm nhận được vị mặn của món thịt kho Tàu. Bà yêu cầu nhân viên làm lại món khác. Nhân viên bèn cãi lại và bảo rằng chưa nếm thử thì làm sao biết món ăn có vị mặn. Nhưng Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân cam đoan mình đúng, nếu sai sẽ đền bù hai tháng lương. Quả nhiên, món ăn đó không chỉ mặn, mà còn mặn chát. Một lần khác, khi đang ngồi tiếp khách thì nhân viên của bà bưng tô canh đi qua. Vừa ngửi thấy mùi canh, bà liền kêu nhân viên lại dặn dò: “Tô canh chua này chưa đạt yêu cầu, vừa dư độ ngọt lại thiếu độ chua cần thiết.”  Quả nhiên, bà đoán không sai. Rất nhiều người phải thán phục trước khả năng ẩm thực kì diệu này của bà.

đầu bếp Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân với khứu giác cực kỳ nhạy bén

Nữ đầu bếp nổi tiếng với khứu giác nhạy bén với ẩm thực. (Ảnh: Internet)

Nếu lấy cột mốc dạy nấu ăn trong “Khéo tay hay làm” trên tivi là những ngày đầu tiên vào nghề thì tính đến nay, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân đã có hơn 20 năm kinh nghiệm với nghề. Bấy nhiêu đó thời gian đủ để một người tự đặt mình lên một đẳng cấp khác, nhưng bà thì không, vẫn giản dị như những ngày mới vào nghề. Với phong cách dạy nấu ăn riêng biệt, cẩn thận, tỉ mỉ và mạch lạc của một người giáo viên từng có. Đặc biệt, đầu bếp này còn rất thu hút người đối diện bởi đôi mắt phúc hậu và giọng nói trầm ấm tỏa ra từ bà.

Bà đã có hai năm sống và làm việc ở Bắc Kinh và thường xuyên đi Mỹ khi được Học viện nấu ăn The Culinary Institute of America tại California (Hoa Kỳ) mời thỉnh giảng. Khó khăn ban đầu là bà không giỏi tiếng Anh, vì thế bà đã tự học để truyền tải được nhiều hơn về văn hóa ẩm thực Việt Nam cho người nước ngoài. Tháng 3 năm 2011, trong lần quảng bá ẩm thực Việt Nam tại Malaysia, bà đã chinh phục được du khách khi giới thiệu miếng trầu Việt Nam qua câu chuyện tình dân gian “Trầu Cau” cảm động.

Ở vị trí của một người làm công việc quảng bá, ẩm thực Việt Nam ra thế giới, bà luôn tìm cách giúp người nước ngoài hiểu được hết sự tinh tế về mặt hương vị và ý nghĩa văn hóa của từng món ăn Việt. Ví dụ như trong lần giới thiệu ẩm thực Việt Nam tại Học viện nấu ăn The Culinary Institute of America vào năm 2000. Với một chai nước mắm, một chai giấm, một cốc nước cốt chanh, vài quả quất, hành, tỏi, gừng, gia vị… bà đã chế biến thành 16 loại nước chấm để dùng cho 16 món ăn khác nhau.

Tổng kết

Đến nay, nữ đầu bếp đã xuất bản được khoảng 40 đầu sách dạy nấu ăn, trong đó có một cuốn bằng tiếng Anh và hàng ngàn giờ dạy nấu ăn trên truyền hình và ở các trường đại học, nhà hàng trong cả nước…

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn