Hằng năm cứ vào mùa tuyển sinh, rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh lại lo lắng vì sợ sẽ đăng ký sai ngành học, dẫn đến việc chọn sai nghề. Giữa hàng loạt những lĩnh vực khác nhau, các bạn trẻ đều mong muốn tìm được cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất để có thể phát triển bản thân và theo đuổi đam mê. Thấu hiểu được tâm lý ấy, bài viết sau của CET sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng và sở thích của mình để chọn được đúng nghề nhé!
Hậu quả của việc chọn sai nghề
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một ngành học không phù hợp sẽ khiến bạn lãng phí tiền bạc, chất xám và kéo theo nhiều hệ lụy khó lường sau khi tốt nghiệp, bước vào môi trường làm việc thực tế. Chọn sai nghề đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thời gian của chính mình. Sau một thời gian làm việc, tâm lý chán nản sẽ dần xuất hiện khiến hiệu quả công việc giảm sút và khiến bạn không thể phát triển lên những vị trí cao hơn. Một nghề đúng với sở thích, phù hợp với năng lực sẽ giúp bạn dễ dàng phát huy, thăng tiến và ngược lại, việc làm sai nghề sẽ khiến bạn bị tụt lại so với bạn bè đồng trang lứa, loay hoay và dậm chân tại chỗ trong sự nghiệp.
Ngành học đúng với sở thích, phù hợp với năng lực sẽ giúp sinh viên dễ dàng phát huy, thăng tiến trong công việc sau khi ra trường.
Làm thế nào để chọn đúng nghề?
Bước 1: Xác định được sở thích, đam mê
Chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, đam mê sẽ giúp bạn không bị nản chí, bỏ cuộc dù gặp khó khăn, thử thách hay áp lực, từ đó làm nền tảng để phát triển tài năng trọn vẹn hơn. Do vậy, hãy đi theo con đường mà mình đam mê và nỗ lực làm việc chăm chỉ để hiện thực hóa những ước mơ.
Bước 2. Đánh giá năng lực bản thân
Điều tiếp theo mà bạn cần xác định được chính là năng lực bản thân. Nếu đam mê của bạn còn khá mờ nhạt hoặc được trải rộng cho nhiều lĩnh vực, hãy tự hỏi bản thân xem tính cách và sở trường thật sự phù hợp với bản thân là điều gì. Sau đó, hãy chọn những thứ nằm trong khả năng, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thật sự tự tin và thoải mái.
Bước 3. Xem xét nhu cầu xã hội
Chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, đam mê sẽ giúp bạn không bị nản chí dù gặp khó khăn, thử thách.
Một công việc được cho là dễ tìm kiếm khi có nhu cầu tuyển dụng cao hơn số lượng nguồn lao động hiện có. Nếu trong những năm tiếp theo, đánh giá ngành nào có nhu cầu tuyển dụng cao thì học nghề đó càng được xem là dễ xin việc. Dưới đây là một số nghề được dự đoán vẫn tiếp tục “khát nhân lực trong 10 năm tới:
– Các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu: Kế toán, phân tích số liệu tài chính…
– Kỹ thuật và cơ khí
– Tiếp thị số (Digital Marketing)
– Đầu bếp
– Quản trị Nhà hàng – Khách sạn
Bước 4. Xem xét hoàn cảnh gia đình
Chi phí cho việc học đại học là không hề nhỏ, vì vậy, việc chọn ngành nghề và trường học sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí cần được lưu ý trước tiên. Bạn thực sự cần nhận biết khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả. Hơn nữa, việc biết lượng sức mình sẽ giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, dẫn đến cơ hội thành công cao hơn.
Bước 5. Làm khảo sát, trắc nghiệm tính cách
Nếu bạn không xác định được đam mê hay sở trường cụ thể, hãy thử tìm đến những bài khảo sát đáng tin cậy về tính cách và năng lực bản thân để hiểu hơn về chính mình. Trên thế giới hiện nay có một số bài trắc nghiệm khá nổi tiếng như Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers Briggs), phân loại 16 cá tính khác nhau, giúp bạn định hình rõ đặc điểm bản thân và tìm được công việc phù hợp.
Bước 6. Tìm kiếm cơ hội và mạnh dạn thử thách
Khi còn trẻ, hãy để bản thân được trực tiếp trải nghiệm thực tế thông qua việc thực tập tại những công ty chuyên nghiệp. Quá trình này chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu hơn về tính chất nghề nghiệp và môi trường làm việc, cũng như đánh giá khả năng phù hợp của bản thân đối với công việc. Đôi khi, chính những mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh sẽ dẫn lối cho bạn đến nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt sau này.
Chọn đúng nghề sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian và dễ dàng phát triển tại môi trường làm việc.
Bước 7: Vận dụng tốt công thức G – P – V
Sau khi đã có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết ở mức vừa đủ, hãy nhìn lại những gì mình có và tìm ra đáp án cho Gifts (Tài năng), Passion (Đam mê) và Values (Giá trị của bản thân). Đây là công thức đáng tin cậy để bạn có thể tìm ra công việc thích hợp cho bản thân.
Bước 8: Sẵn sàng cho hành trình dài hơi
Khi đã biết con đường nghề nghiệp mình muốn theo đuổi là gì, hãy luôn nhớ rằng, để chạm đến mục tiêu, bạn cần rất nhiều thời gian, quyết tâm và sự kiên trì nỗ lực. Đây là một hành trình dài hơi, cần sự bền bỉ để vượt nha những khó khăn, thách thức và vươn đến vị trí mà bạn hằng mong ước trong sự nghiệp.
Hy vọng rằng với những thông tin về tư vấn định hướng nghề nghiệp trên, CET đã giúp bạn có thể tự tin hơn khi đứng trước những sự lựa chọn quan trọng cho ngành học trong tương lai. Chúc bạn thành công!
Ý kiến của bạn