Luật chơi liêng 3 cây - Tải về Mới nhất

Setup là gì? Quy trình setup nhà hàng chi tiết

Đối với những ai đã, đang và có ý định hoạt động trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn chắc chắn không quá xa lạ với thuật ngữ setup. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và tiến trình cụ thể của công việc này tiến hành thế nào. Vì thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề “Setup là gì?” Quy trình setup nhà hàng bao gồm những gì? Và nó ảnh hưởng thế nào đến việc kinh doanh?


Kinh doanh nhà hàng đang là một trong những lĩnh vực được lựa chọn khởi nghiệp “hot” nhất hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những loại hình thử thách nhất để bắt đầu. Việc setup nhà hàng có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của việc kinh doanh, nó không chỉ đòi hỏi sự tận tâm mà còn cần người kinh doanh có khả năng nắm bắt từng chi tiết nhỏ nhất.

Setup là gì?

Nghĩa của từ setup được hiểu là bố trí, sắp xếp. Nhưng trong lĩnh vực nhà hàng nó chính là công việc thiết lập, hướng dẫn và sắp xếp hậu trường cho các nhà hàng mới thành lập hoặc những nhà hàng muốn chuyển hướng kinh doanh thuận lợi hơn.

Set up nhà hàng chính là bước đi cơ bản đầu tiên đối với việc kinh doanh nhà hàng

Set up nhà hàng chính là bước đi cơ bản đầu tiên đối với việc kinh doanh nhà hàng
(Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng của việc setup nhà hàng?

Để nhà hàng có thể đưa vào vận hành và kinh doanh thì số lượng công việc không phải ở mức độ nhiều, mà là rất nhiều, có thể tạm gọi là “núi” công việc. Bởi vì, cần phải trải qua rất nhiều công đoạn chẳng hạn như: Phân tích thị trường, lựa chọn mặt bằng kinh doanh, thực đơn… Nếu như một nhà hàng không có khâu setup thì sẽ không tìm được tầm nhìn xuyên suốt cũng như không có được các kế hoạch cụ thể, các công việc cần phải thực hiện. Bên cạnh đó, nếu như không setup nhà hàng, còn có thể phát sinh nhiều chi phí khác. Và sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc kinh doanh.

Quy trình setup nhà hàng chi tiết

Bước 1: Trang bị vốn kiến thức

Để đối phó với các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, người quản lý phải có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, phải được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Ngoài ra, họ cần phải có tư duy sáng tạo, các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm… đều phải được trang bị kỹ lưỡng.

hình ảnh sinh viên khóa qtnhks tại CET được trang bị kiến thức vững chắc

Nhân sự của ngành Nhà hàng – Khách sạn cần được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ

Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu

Ngày nay, nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng tăng lên, nó đòi hỏi những người kinh doanh nhà hàng phải đáp ứng ở mức tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Bạn nên chọn lựa và nhắm đến một đối tượng mục tiêu cụ thể để bạn dễ dàng tìm hiểu đặc điểm và phục vụ họ một cách tốt nhất, điều này sẽ mang đến hiệu quả cao cho việc kinh doanh. Bạn có thể chia phân khúc thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù như nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…

Bước 3: Lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm phải tuỳ thuộc vào số vốn bạn có thể đầu tư vào việc mở nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn.

Địa điểm kinh doanh góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của nhà hàng

Địa điểm kinh doanh góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của nhà hàng (Nguồn: Interent)

Bước 4: Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng

Thiết kế không gian và nội thất là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách một cách hợp lý  và tiện lợi.

Bước 5: Lên thực đơn

Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn để đưa ra được một thực đơn có món ăn và giá thành hợp lý.

Bước 6: Tuyển nhân viên

Bạn cần lên kế hoạch bạn sẽ tuyển nhân viên ở vị trí nào, chằng hạn như: Đầu bếp, phụ bếp, lễ tân… Và sau đó bạn cần tạo ra bảng mô tả công việc liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng vị trí.

Bước 7: Chiến lược marketing và quảng bá

Bất kỳ một công ty nào cũng cần có một kế hoạch marketing hoàn chỉnh và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải là ngoại lệ. Trong kế hoạch marketing bạn cần phải chú ý đến thông điệp mà bạn định chuyển tải tới khách hàng, nó phải nổi bật và có điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tổng kết 

Với những thông tin trên, hi vọng rằng các bạn đã hiểu thêm về công việc cũng như các quy trình của setup và sẽ giúp ích cho những ai đang có dự định kinh doanh lĩnh vực nhà hàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn cũng như để được đào tạo bởi các chuyên gia, nhà quản lý hàng đầu thì bạn có thể đến và tham gia khoá học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại CET – nơi đang là một trong những cơ sở uy tín đào tạo về ngành nghề này.

Đối với những ứng viên mong muốn làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), việc tìm hiểu những kiến thức cần thiết ngành NHKS là rất quan trọng. Bạn đã nghe qua Horeca là gì chưa? Đặc điểm kênh Horeca? Bài viết của CET sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn